Kiều đẹp nhất khi Kiều hóa dại. Lúc ấy Súy Kiều đủ lu mờ mọi Súy Vân: tóc nàng xõa tung, váy nàng bay tung, nàng lượn một vòng đầy sân khấu. Khán giả nín thở. Mình nhỏ một giọt nước mắt tí xíu.
Mười lăm năm chăm chút chỉ dành cho giờ phút này: cầm kỳ thi họa hoa thắm liễu xanh chỉ để đặt lên bàn cân cho vừa túi vàng trong tay gã buôn thịt. Thề non hẹn biển cũng chỉ dành cho giờ phút này: giờ phút đập bỏ câu thề. Nhạc giáng xuống sàn theo mái tóc Như Quỳnh xổ tung lời Nguyễn Du nén trong mấy câu sáu tám:
Duyên hội ngộ đức cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?
Để lời thệ hải minh sơn
Làm con trước phải đền ơn sinh thành!
Mười lăm năm về sau cũng chỉ gói gọn trong giờ phút này. Trong một cái dập đầu Kiều đã đốt cầu sau lưng, đã sập cửa, đã bước sang Kiếp Khác (C). Đấy là bến đò Styx, là cửa Luyện ngục, là mốc số 0 trên tia số, từ đó âm dương hoán đổi, từ đó chỉ có đi thẳng về phía trước, không đường quay lại. Từ đó về sau chỉ có một màu, sắc độ có khác nhau nhưng cơ bản là không thay đổi. Mười lăm năm lắm sự kiện, qua tay lắm người, xuống lên lên xuống hình sin, bày ra lắm chi tiết cho vui chứ cơ bản cũng chỉ là độc điệu. Bốn lần nhớ nhà, bốn lần đánh đàn được các sách trầm trồ phân tích chẳng qua là vẽ hoa vẽ lá, là countersign cho cái thời điểm yes ban đầu. Nhà phê bình truyền thống có thể vẽ ra cốt truyện dài thòng chi tiết. Nhà cấu trúc luận chỉ vỏn vẹn thế này:
lọt lòng >> 0 >> đứt ruột
Khốn nỗi Kiều mắc kẹt trong cốt truyện truyền thống. Là nhân vật, Kiều không được cái đặc quyền leo ra leo vào câu chuyện, như Lan Hương đã cho Nguyễn Du leo vào leo ra mấy bận, mỗi bận lại đổi áo làm Kim làm Thúc làm Từ. Nên Kiều chẳng thể nhìn về tương lai mà biết từ đó đến hết chỉ có một màu u ám hay còn màu a lơ canh nào khác, Kiều đành nhìn về quá khứ, mỗi lần lại counterđau lại cái thời điểm yes ban đầu, dù nỗi đau mỗi lần lại stale thêm một tí và khán giả xem Đạm Tiên múa đi múa lại một bài cũng ngán thêm một tí:
Xót thay chút nghĩa cũ càng
Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng
Kiều đối với người tình (miệng) một đêm nuôi một lòng trung thành đáng kinh ngạc, không thua gì lòng kẻ mất quê hương. Dù đã làm tròn bổn phận practical bằng cách đem Thúy Vân làm hình nhân thế mạng, Kiều vẫn sở hữu nó, cái tương lai ân ái possible mà Kim Trọng là hóa thân và biểu tượng, một cách tinh thần, một cách khăng khăng, một cách ám ảnh. Đã bước hẳn qua điểm số 0, Kiều vẫn ngoái lại mà nhìn cái trục số ảo lẽ ra có thể mọc ra từ điểm đó. Mặt khác, chính nhờ có Thúy Vân làm hình nhân thế mạng mà Kiều mới có thể yên tâm sở hữu tinh thần như thế, và lại một cách trong sạch và trinh bạch nữa, vì chẳng ai có thể đổ tội cho Kiều mưu toan quay về đòi lại thời gian đã mất, một khi đã yên tâm mường tưởng “Duyên em dù nối chỉ hồng – Rồi ra khi đã tay bồng tay mang”.
Như mọi kẻ exile của thời đại cũ (phi internet), Kiều chỉ có thể khắc khoải ngóng tin quê bằng tưởng tượng, hoặc thi thoảng bằng tin tức chớp tắt đã quá outdated qua vãi Giác Duyên. Như mọi kẻ exile của thời đại cũ, Kiều ngóng quê qua biểu tượng, và qua trí tưởng tượng phóng đại nốt ruồi duyên mà lờ đi vết rỗ hoa. Như mọi kẻ exile của thời đại cũ, khi trở lại… Mà, đã thành quy luật, mọi kẻ exile đều mơ ngày trở lại, dù có bất khả đến đâu, dù án chính trị trên đầu, dù da mồi tóc bạc, dù là nắm xương tàn. Còn Kiều có mơ không? Với tất cả những lần countersign qua năm cuộc kiệu hoa và hai lần vợ khắp người ta?
Té ra là có.
Gần hết án mười lăm năm, dù Kiều vì là nhân vật và vì án không tuyên trước tòa nên chẳng thể biết là gần hết, Kiều gặp một nấc đường dù chẳng đưa quay ngược trở lại mốc ban đầu, nhưng cũng có thể đi tiếp thong dong êm ả hơn trước. Kiều gặp Từ Hải, lần đầu được làm kẻ ngồi chứ không phải làm thằng lạy, lần đầu có người nắm tay giữa công chúng, gọi chính danh. Lần đầu sau mốc số 0, Kiều múa đẹp, dù đẹp giống hồ ly (chứ làm sao còn được lả lướt ngây thơ như thuở xuân xanh xấp xỉ). Từ Hải không chỉ là công cụ cho Kiều lại có một thứ từa tựa như identity, mà còn là công cụ cho Kiều, và Nguyễn Du, gút lại mọi loose end lòng thòng từ đầu đến giờ. Thằng cần chém đem chém, thằng muốn chém nhưng không chém được thì miễn cưỡng tha, nhưng cũng chém gió ngang tai. Chuyện đã có thể đến đó là dừng, happy ending, màn hạ.
Nhưng còn một cái loose end rất to mà Kiều lờ bẵng bằng băng. Cũng đừng nói vì Kiều ngại ngùng Từ Hải: nếu không sức mấy nói câu “há dám phụ lòng cố nhân” với Thúc? Nếu Kiều không chớp ngay cơ hội mà gút, thì thẳng thắn với nhau, đấy là vì Kiều không muốn gút. Kể ra exile rồi cưỡi xe tăng nước mới về lại quê cũ cũng có hơi chối. Tưởng tượng binh mã nhà Từ tới mời Kim đến, hai người nhìn mặt sẽ nói gì? Thế nên dù Từ có ngỏ lời rộng rãi, Kiều vẫn lần lừa, ngồi góc trời năm năm chẳng thấy ỏ ê cửa nhà gì sất. Nhưng lại nữa, chẳng phải Kiều đã tuyệt tình với mốc số 0. Kiều xúi Từ vào chỗ chết suy cho cùng cũng chỉ vì fantasy “Dần dà rồi sẽ liệu về cố hương”. Vậy chẳng phải Kiều chẳng muốn về, Kiều chỉ chẳng muốn về mang passport mới. Lòng Kiều còn năm bè bảy bối, thì trách gì trời chẳng biết đằng nào mà chiều? Rốt cuộc cũng như ý, Kiều chẳng về cùng Từ Hải, mỗi tội cũng chẳng được “ngôi mệnh phụ đường đường” mà vểnh râu với em rể mới như mình tưởng.
Từ đã mở nhánh rẽ cho Kiều thoát hẳn giấc ám ảnh của kẻ exile, Kiều đã chặt nốt cầu này trước mặt. Cái loose end cuối cùng cũng được gút, Kiều cũng có closure, chưa cần chết ba năm cũng được quay đầu về núi. Mỗi tội lúc này, khi giấc mộng hiện thành rồi, Kiều mới nhận ra chẳng phải cứ technicolor là hơn đen trắng. Trong những hoài niệm ly hương, Kiều chẳng thấy ông quan bụng phệ vợ đàn con đống nằng nặc đòi consummate, cũng chẳng thấy cả gia đình rình rập chờ nghe chuyện động phòng của ông quan bụng phệ cùng cô điếm nghỉ hưu non. Vậy như mọi kẻ exile thời đại cũ, khi trở về thì chỉ thấy cao ốc đã mọc lên ép bẹp nếp nhà xưa, qua năm bảy lần đảo chính chẳng ai còn nhớ tên mình, chẳng ai đọc ra cái lon trên vai, mà vai áo cũng đã sờn, bạc như râu trên miệng. Đành ngậm ngùi ngửa đầu than một câu rồi lẽo đẽo lên đường ly hương tiếp, lần này còn buồn chán gấp tỉ lần vì có nhìn mãi về gốc số 0 cũng chẳng thấy có gì mong đợi trở về. May Nguyễn Du khôn ngoan kết thúc ở đây bằng một bài mô ran rất ư hàm hồ, vẫn được khán giả vỗ tay vì kết thúc kiểu gì cũng đáng hoan nghênh cả. Làm thế nào Kiều sống sót được qua từng ấy năm không rõ số trước mắt, đấy là việc của Kiều. (Anh Ngọc từng tương thêm một câu, “Rốt cuộc, Kiều chẳng có chồng, cũng chẳng có con, chỉ có mỗi mớ danh từ tuyệt đẹp.”)
Nhưng vẫn còn một điều khiến mình băn khoăn.
Đấy là cái khoảng thời gian không xác định, chẳng rõ vài ngày hay vài tháng, từ khi Giác Duyên vớt được người trôi sông dưới Tiền Đường cho đến khi Giác Duyên vấp phải cả nhà Kiều hì hụp cúng bái bên sông. Sự xuất hiện arbitrary của Hồ Tôn Hiến sau 5 năm yên ổn chẳng có sự vụ gì thì rõ là on cue, để nhắc Từ Hải đã sắp hết giờ allot cho Kiều trên sân khấu. Sự xuất hiện của Giác Duyên thì bớt artificial hơn một tí, chẳng gì bà cũng đã cài cắm bên sông tự thuở nào, chỉ đợi rước Kiều thẳng từ tay Hồ Tôn Hiến. Nhưng thời gian dừng chân của Kiều ở thảo am, có phải chỉ để tiêu nốt vài ngày thừa trong 15 năm còn lại, như khi lớp học tan sớm đứa trẻ quẩn quanh ở phòng bảo vệ chờ bố mẹ vượt tắc đường?
Hay chính quãng thời gian ấy mới là khi, yên ổn eventless đến nỗi Nguyễn Du chẳng có gì để kể, lần đầu tiên Kiều được thanh thản rũ bỏ những identity khó chịu bên ngoài, vợ chung, vợ chạ, vợ giấu, vợ lẽ, vợ thổ phỉ, chính chúng nó tạo ra áp lực phải bám chằng chằng lấy cái identity đẹp đẹp bên trong, vợ tinh thần của chàng thư sinh thơm nức, lần đầu tiên Kiều được giải phóng khỏi những lo lắng mơ hồ và chờ đợi ở thì tương lai gần – bao giờ thì Thúc sinh về? bao giờ thì Từ Hải chiến thắng hay bị chặt cổ? bao giờ thoát khỏi đây, trong số nửa tá cái “đây”? – giải phóng hoàn toàn khỏi thời gian, chỉ biết gió trăng mát mặt muối dưa chay lòng, triều dâng hôm sớm mây lồng trước sau, chẳng deadline, chẳng đòi hỏi, chẳng tạo dựng bản thân để bày ra trước mắt người đời. Đấy mới là khi, dù đủ trí tuệ để xem xét lại mười lăm năm dập vùi cùng những giấc mơ mãi chỉ là giấc mơ hay không, Kiều được thoát ra khỏi gọng kìm tâm lý của những chữ quê-hương, chữ bản-thể, chữ người-lạ, của cái lẽ-ra-phải-có và cái vẫn-còn-có-thể, mà chỉ cần cái sadna, cái lúc-này, mà cũng chẳng phải là cần nữa, mà chỉ là, chỉ tự nhiên nhi nhiên? Và cần bao lâu để nhận ra như thế? Và đấy lại là một mốc số 0′, hay là tiệm tiến dần dần qua thời gian, và đến một sáng tỉnh dậy, Kiều chợt nhận ra (hoặc không cần nhận ra) mình đã bước qua mốc ấy từ rất lâu rồi? Nếu nhà Kiều đến sớm một ngày, liệu có vô ý chặn đường Kiều trước mốc ấy, đẩy Kiều ngược lại những giấc mơ vô ích và vô tích sự, rồi ra Kiều sẽ về, hoan hỉ tái ngộ Kim vì nghĩ mình cần hoan hỉ, thuận lòng chung chăn gối vì nghĩ mình muốn thế, cả đời từ đó về sau hạnh phúc vì nghĩ mình đang hạnh phúc? Chứ không phải phát sốt phát rét năn nỉ Kim, đừng đụng vào em, như thế này. Toàn bộ những chuyện đó thì Nguyễn Du không nói, chắc vì thiếu hấp dẫn kịch tính, hoặc cũng có thể vì ông cáo già.
Cho nên Kiều về nhà lập am cho vãi Giác Duyên đã bỏ đi mất tích, nhưng chắc là để thi thoảng, khi nào stress quá vì những chuyện đã không còn màng tới xung quanh, đàn con của Thúy Vân mắn đẻ, những nhức óc quan trường của Kim, và chính trị gia đình nói chung khi có anh chàng ở rể, nàng lại viện cớ “nặng vì chút nghĩa bấy lâu” mà lẻn lên am tụng kinh gõ mõ. Kiều về “nhà” lại là bắt đầu một chuyến exile mới, vĩnh viễn, may lần này, lối ra ở ngay trong mình.
Cho nên Lan Hương cắt nốt những lằng nhằng đó mà cho Kiều lên ngồi tòa sen đội khăn phật bà là vừa hiểu ý vừa nhân đạo. Còn bọn nhà báo hay giảng viên Cơ sở văn hóa Việt Nam chê bôi dẻo mỏ, là loại sang đến Gia Nã Đại rồi còn mò đến đại sứ quán đốt cờ.
Viết đoạn này trong lúc nghe Hồng lâu mộng OST, càng thêm thảm thê thê thảm. Lại thêm một con nhỏ outsider, étranger, năm tuổi đã lên thuyền đi ở đậu.
Lúc nhạc tắt, ngoài chợ vang lại tiếng hai bà bán thịt chửi nhau.
(Bối cảnh. Công nhận có mỗi rì viu trên báo Đảng là hợp ý mình.)