Elias Khoury, Cổng Mặt Trời (trích)

Là một bản sử thi về số phận của nước Palestine, người Palestine trong nửa thập kỷ từ cuộc Nakbah năm 1948, khi xứ Palestine ngừng tồn tại, những ngôi làng Palestine biến mất trên bản đồ cũng như trên mặt đất, những ngôi nhà bỏ hoang để người Israel mới đến dọn vào, hơn tám mươi phần trăm dân số Palestine trở thành không nhà, vất vưởng trong những trại tỵ nạn đã trở thành nơi sinh ra lớn lên cho bao nhiêu thế hệ mới của họ, Cổng Mặt Trời đã nhận được nhiều lời khen trong đó có cả của Edward Said, và được ví với tác phẩm của Mahmoud Darwish, nhà thơ dân tộc Palestine.

Vừa chạy vừa giữ mặt nạ, hay là Những sang chấn khi dịch Tàn ngày để lại của Ishiguro

Tôi luôn nghĩ người dịch giống như một diễn viên, phải diễn thế nào trong từng câu chữ để ra được “vai” tác phẩm càng giống như ý định của tác giả càng tốt. Nếu muốn được đánh giá cao về diễn xuất, người dịch phải cố gắng diễn hợp với nhiều kiểu vai khác nhau.

Kazuo Ishiguro, Tàn ngày để lại (trích)

“Tôi đã yêu biết mấy cái khung cảnh từ các buồng ngủ lầu hai trông xuống thảm cỏ, xa xa là những nếp đồi. Nay có còn như vậy không? Mùa hè, các buổi chiều, khung cảnh ấy có cảm giác hầu như huyền diệu, và giờ tôi thú thực với ông rằng tôi thường bỏ phí nhiều phút quý báu đứng ngây ở cửa sổ trước cảnh tượng mê hồn này.”

Kế hoạch mười bốn ngày lần thứ hai

Trở về từ Đà Nẵng, trong khi bạn bè cùng nhóm check-in vào phòng tum, sân thượng, hoặc khăn gói đến nhà đồng đội cùng cảnh ngộ cho qua hai tuần, thì tôi theo chỉ dẫn của y tế phường phóng thẳng đến bệnh viện Bệnh nhiệt đới.

Yeats, Cathleen ni Houlihan (1902)

Được trao giải Nobel vì thơ ca, nhưng ông còn được tôn vinh vì kịch; và các hoạt động sân khấu của nhóm ông tại nhà hát Abbey đã đóng một vai trò lớn trong việc thổi bùng tình cảm dân tộc của những người Ireland lúc ấy còn sống dưới ách cai trị Anh quốc.

Milena Busquets, Điều này rồi cũng qua (trích)

Con vẫn luôn nghĩ những ai mà nói “tao yêu mày nhiều lắm” thì thực ra yêu người kia rất ít, hoặc giả họ thêm chữ “nhiều”, mà ở đây thực ra nghĩa là “ít”, là do thẹn, hoặc do ngại chữ “yêu” quá mạnh khi đứng một mình, dù đấy là cách duy nhất đúng để nói mình yêu. Chữ “nhiều” ấy biến sự “yêu” trở thành một cảnh diễn cho thiên hạ xem, dù trong thực tế hầu như không bao giờ như vậy. Lời ngỏ tình yêu là câu thần chú có thể biến ta thành chó, thành vị chúa, thành kẻ điên, thành cái bóng vật vờ.