Vừa chạy vừa giữ mặt nạ, hay là Những sang chấn khi dịch Tàn ngày để lại của Ishiguro

Dăm năm trở lại đây, cùng với độ chín (hơn) của tuổi đời cùng với cái tạm gọi là tuổi nghề (mà tôi vẫn rón rén chưa dám nhận đó là nghề-của-mình, vì càng lâu càng cảm thấy mình vẫn là một kẻ tập sự trong nghề cũng như trong ngôn ngữ), tôi dần hình thành một niềm mê tín như thế này: Mỗi quyển sách dịch ra đời đều có số của nó. Nó được để mắt đến lúc nào, rơi vào tay ai, ra đời năm bao nhiêu, dưới dạng thức nào, đấy là do “cả vũ trụ hợp lại” (cọp lời tác phẩm self help quốc dân) để khiến nó trở thành ra như thế. Và vì vậy, có những tác phẩm vĩ đại của nước X mãi mãi không được dịch ở một nước Y nào đó, có những tác phẩm được dịch đi dịch lại nhiều lần, có những tác phẩm xoàng xĩnh ở nước Z nhưng sang nước Q lại thành sao sáng nhờ thời điểm, may mắn, PR, và – điều này là có thể ông giáo ạ – bản dịch lại còn hay hơn bản gốc. Lại có những quyển sách của tác giả tầm cỡ Nobel Booker, người dịch kinh nghiệm, tiếng Việt đẹp, team biên tập xịn, bìa họa sĩ hàng đầu và PR cũng không phải ít, nhưng không hiểu do quá dày lại còn ra cùng lúc với 2666 hay là do cái tên quá ư Truyện trẻ con mà, à mà thôi.

Để giải thích thêm về điều mê tín đó, cũng cần nói qua về tôi trước đó như thế nào [nb: vì bài viết này đăng ở mục Ngắm rốn, nên hẳn bạn đã hình dung được nội dung và phong cách của vạn chữ sau đây]. Khi chân ướt chân ráo bước vào làng dịch mười mấy năm trước, tôi tâm niệm rằng: với mỗi tác phẩm A khi xuất hiện ở ngôn ngữ B, cần một và chỉ một bản dịch definitive. Nếu Genji monogatari có đến bốn bản dịch đủ và gần đủ sang tiếng Anh, đấy là vì những người dịch trước bị hạn chế bởi hiểu biết về ngôn ngữ và văn hóa, chưa kể đến thói quen khó chịu của dịch giả Anh ngữ cứ muốn viết lại hoàn toàn những câu từ Á Đông. Nếu Borges có đến mười mấy (tôi không còn nhớ là bao nhiêu) dịch giả trong tiếng Anh, đấy cũng là vì những lý do tương tự, chưa kể đến những câu chuyện lằng nhằng về bản quyền, lòng tham, và tình yêu sở hữu. Những tác phẩm thế giới chưa được dịch, hoặc chưa được dịch chuẩn (định nghĩa chuẩn như thế nào thì lại là một lon giun khác), thì giờ đây trong thời đại số, khi cánh cửa vào mọi kho tàng tri thức đều mở bung (đấy là tôi tưởng vậy), chỉ cần các dịch giả trẻ vũ trang bằng khả năng IT siêu đẳng, một tình yêu vô bờ với văn chương, một năng lượng không bao giờ cạn, và một bộ kỹ năng dịch đã được khẳng định qua nhiều phép thử sai, là có thể ra một sản phẩm nhằm để lưu giữ vĩnh cửu. Trong đội quân dịch giả trẻ ấy ắt sẽ có tôi, tự tin nhằm kinh điển xông lên, bản thảo nào cũng hoàn thành, chơi chữ nào cũng vượt qua, cối xay gió nào cũng đánh thắng.

Nói chung ngựa non háu đá thì thường có những niềm tin như vậy.

Giai đoạn thứ hai của tôi trùng vào giai đoạn văn học dịch ở Việt Nam (đương đại) bung nở, nhà nhà dịch sách, người người dịch sách, tôi cầm dăm ba đầu sách dịch mãi không xong, nhìn xung quanh mà sốt ruột, nhìn người khác mà hiềm tỵ, nhìn lỗi sai trong sách in mà điên tiết, ngày ngày chỉ trời vạch đất nói ba mươi lần câu “thà đọc bản gốc còn hơn”. Khoảng thời gian đó tôi đọc tiếng Anh nhiều hơn đọc tiếng Việt, tiếng Việt mỗi lần đọc trúng chữ gì không dịch giống như mình muốn là nghiến muốn rụng răng, cảm thấy trên đời này không còn đạo lý gì nữa. Tôi hoàn toàn không nhớ rằng suốt thời tuổi nhỏ tôi đã lớn lên bằng bản dịch – tôi không đọc sáng tác (văn xuôi) của tác giả Việt Nam trước khi vào cấp 1, và chỉ bắt đầu đọc văn học Việt Nam hiện đại (đừng nói đến đương đại) một cách nghiêm túc khi sắp ra trường. Tiếng Việt văn viết của tôi, thật tréo ngoe, được hình thành qua bản dịch. Nhưng khoảng thời gian thứ hai này, như một kẻ vô ơn đích thực, tôi chối từ triệt để sản phẩm của đồng nghiệp tôi, tiền bối tôi.

Để đi từ câu tự an ủi đậm chất AQ Zen “thôi thì mình không thể dịch hết sách trong thiên hạ” sang đến nhận thức đỡ nặng đầu hơn, và thực tình là có lợi hơn “có nhiều kiểu hay và thường kiểu hay của thiên hạ sẽ thú vị hơn kiểu hay của mình” (vì kiểu hay của mình thì mình đã biết từng ấy năm rồi, ngắm rốn mãi cũng phải đến lúc chán) tôi đã phải trưởng thành hơn một chút, hay nói cách khác là phải bị cuộc đời giã giò cho kha khá để tém bớt lại cái tôi phì đại của mình. Giai đoạn thứ ba này, tôi may mắn sao lại được gặp rất nhiều bản dịch tốt của những dịch giả tuyệt vời mà tôi chưa biết rằng có (mà nếu không đọc thì sao biết được, phỏng?), và cũng vấp phải những vấn đề trong khi dịch không thể giải quyết được nếu chỉ loanh quanh trong vốn từ/kinh nghiệm/bộ kỹ năng mà tôi đã một thời từng rất tự đắc của mình, khiến tôi phải lao ra ngoài, đọc thêm, học thêm, tìm hiểu thêm nữa (và mua thêm vài tủ sách, mà giờ đã lại chật rồi). Tất nhiên càng đọc cái tôi càng teo lại bé tí, nhưng/nên độ linh động lại cao lên mấy tầng, và rốt cuộc đến một lúc nhận ra nếu từ chối tất cả các thứ, thì người thiệt chỉ là mình. (Còn dĩ nhiên cái gì tôi không mê thì tôi vẫn không mê.)

Điều duy nhất tôi vẫn giữ vững qua các giai đoạn đấy, và củng cố hơn, đấy là định hướng của tôi về việc dịch: cái đích để vươn tới (đã sửa từ “tiêu chí” hay “đòi hỏi” hay “không được thì đừng có làm!”) là cố gắng sao cho giống về văn phong đối với bản gốc hết mức có thể/trong phạm vi khả năng của mình. (Việc dịch sao cho chuẩn, đúng ý thì là dĩ nhiên.) Tôi nghĩ văn phong là phần duy nhất, khi đã ngồi vào bàn với một dự án dịch văn học cụ thể (tức là sau tất cả những câu hỏi có nhận hay là không, dành cho nó một tháng hay mười năm, đòi một cái giá cắt cổ hay là làm vì tình iêuuuu), khiến cho người dịch này khác với người dịch kia, khiến cho từng người dịch chứng tỏ triết lý dịch, mức độ cẩn thận, trình độ ngôn ngữ, cá tính… của mình. Tất cả những yếu tố khác – nhân vật, cốt truyện, cấu trúc, người kể chuyện bất khả tín – trừ phi kiểm duyệt yêu cầu cắt sạch một câu hay một đoạn hay một chương, nói chung đều không nằm trong tầm kiểm soát của người dịch. Thứ duy nhất người dịch kiểm soát được, thứ duy nhất khiến họ cảm thấy “mình” có ý nghĩa, đấy là văn phong; còn lại thì chỉ đơn thuần là ngồi gõ ra cho đủ số chữ mà thôi.

(Ở đây lại phải chua rõ cosplay Stevens rằng tôi nghĩ (1) nói chung, văn phong là phần duy nhất làm nên người dịch, (2) cách “làm nên” cá nhân tôi là cố gắng đưa ra một văn phong gần với bản gốc; một người dịch khác có thể có triết lý dịch khác, cần cập nhật ngôn ngữ cho thích hợp với thời đại, cần sửa ngôn ngữ Anh Anh khi bán cho thị trường Anh Mỹ, cần tém bớt những câu tục tĩu để cuốn sách dễ nuốt hơn với đại chúng, hoặc tác giả viết chán vãi để tôi viết lại từ đầu hay hơn bao nhiêu, thì đấy là lựa chọn của trường hợp cá thể đó, nhưng không mâu thuẫn với (1). (Ở đây cũng lại mở ra câu hỏi “người dịch” mà chúng ta nói tới có bao nhiêu phần là “người trực tiếp bắt tay vào dịch và đứng tên trên bìa sách”, còn bao nhiêu phần là những dòng chảy ngầm của biên tập viên, nhà xuất bản, cơ quan quản lý, thị trường…, nhưng đây là một cái lon giun khác mà tôi sẽ không đi vào lúc này. Có lẽ với hầu hết sản phẩm dịch ở dạng khi đã ra mắt độc giả, nói về “bản dịch” sẽ an toàn hơn là nói về “người dịch”, nhưng vì bài viết này tôi đi từ khía cạnh performative của một trải nghiệm cá nhân, nên thôi cứ tạm dùng chữ “người dịch” vậy.))

Trong hội thảo về dịch tổ chức ở Viện Goethe hồi tháng 11/2020, mà hy vọng các tham luận sẽ xuất hiện trong số Zzz Review về văn học dịch sắp tới, dịch giả Đăng Thư ví việc dịch với diễn tấu một bản nhạc: cùng nhìn vào một bản nhạc giống nhau, mỗi nhạc công cổ điển sẽ chơi theo cách riêng của mình, dĩ nhiên không phải thành rock hoặc rap Việt (như vậy thì là chuyển thể chứ không còn là dịch), nhưng sẽ có cách thể hiện mang đặc trưng riêng. Còn tôi, tôi luôn nghĩ người dịch giống như một diễn viên, phải diễn thế nào trong từng câu chữ để ra được “vai” tác phẩm càng giống như ý định của tác giả càng tốt. Nếu muốn được đánh giá cao về diễn xuất, người dịch phải cố gắng diễn hợp với nhiều kiểu vai khác nhau. Mỗi tác giả có một phong cách khác nhau, cần phải diễn cho ra cái hồn của vai đó. Chưa kể, mỗi tác giả trong từng tác phẩm cũng đã làm diễn viên cho các nhân vật khác nhau (nếu cầu kỳ, như Lincoln ở cõi trung ấm, với 166 con người ma, thì thật là một sự khổ cho dịch giả). Người dịch vì vậy còn phải là diễn-viên-bình-phương nữa.

Từ đó mà tôi đi đến ý nghĩ hiện tại: mỗi quyển sách dịch đều có số của nó, cũng như mỗi bộ phim chuyển thể vậy. Đôi khi bạn nghe tin cuốn sách gối đầu giường của bạn sắp được lên màn ảnh, và bạn đã vẽ ra trong đầu một dàn cast trong mơ. Sau đó hãng phim công bố dàn cast ngoài mơ, và bạn nhảy nhổm, giơ nắm đấm, lên facebook khóc lóc tẩy chay, và (nếu bạn không quá cực đoan) đến ngày ra rạp thì đi xem trong hậm hực. Sau đó có thể là một trong các trường hợp: bạn phát hiện ra diễn viên này quá tuyệt đi, cứ như sinh ra để cho vai đó, dù không phải như bạn tưởng tượng. Thời nắng lịm của Hoàng Đăng Lãnh dịch có một “mùi” khác hẳn với bản tiếng Anh mà tôi đã đọc, nhưng bác đã đem cả cuộc sống của mình trong hai phiên bản chủ nghĩa xã hội (Việt Nam và Đông Đức) để làm thành một bản dịch nghe cứ như Nguyễn Khải kể chuyện quê ta. Hoặc bạn phát hiện ra diễn viên này tạo ra một nhân vật riêng, không giống gì với tưởng tượng của bạn và của hầu hết các nhà phê bình trước đó, nhưng lại là một khám phá mới cho bạn thấy một chiều sâu mới của nhân vật chưa từng nhận thấy. Hoặc ngược lại, có khi bạn thấy một diễn viên gạo cội đã từng Oscar ở nhiều vai khác, nhưng thử sức ở vai mới này lại chưa thật thành công. (Tôi cũng định dẫn ví dụ ở đây nhưng khen dễ chê khó (đối với tôi), nên thôi.) Nhưng dù bạn thích thú hay khóc lóc, phim cũng đã ra rồi. Có thể hai mươi năm sau người ta sẽ làm lại bộ khác, nhưng diễn viên trong mơ của bạn đã hết thời xuân sắc. (Và có thể thứ bạn ghét thì vẫn có người mê! Và ngược lại. Chẳng hạn tôi nghĩ tôi có thể xem lại thêm chục lần nữa Cats (the movie) dù đã xem chắc phải trăm lần Cats (the musical).) Nhưng tất nhiên diễn viên cũng chỉ là một phần làm nên thành công (hoặc không) của bộ phim. Với hầu hết các cuốn sách, có thể nội dung và thông điệp và cấu trúc và quà tặng kèm có chữ ký tươi của tác giả ở tận bển ship về đã là đủ mạnh để giao vào tay người dịch nào cũng được tiếp nhận không khác nhau lắm. Với một số cuốn sách khác, phong cách lại là thế mạnh duy nhất của nó. Với một cuốn sách khác nữa, phong cách là một phần quan trọng làm nên danh tiếng của nó ở ngôn ngữ gốc, nhưng dù bản dịch có lệch đi khỏi đó, nó vẫn được chấp nhận trong tấm áo mới (vì đằng nào, nói thật, người đọc cũng không bao giờ tiếp nhận được một trăm phần trăm tác phẩm, kể cả mỗi năm bạn bưng cuốn Truyện Kiều của Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp ra đọc từ đầu đến đuôi). Tất cả đó là số của nó.

Đấy là từ phía cuốn sách. Từ phía người dịch, điều này còn đúng hơn nữa: đời người dịch thì ngắn mà sách thì dài, và trừ phi bạn có vô tận tiền nong và vô tận thời gian (ie. sách không có bản quyền và không có nhà nào khác đang thập thò ra, hoặc bạn chỉ dịch chơi đăng blog để đám bán chữ lấy tiền hiểu được rằng sản phẩm của đam mê là nó phải như thế) thì bạn chỉ có một giai đoạn hết sức ngắn ngủi (và lòng kiên nhẫn của người nắm bản quyền hết sức ít ỏi) để ra một sản phẩm sẽ được lưu lại ít nhất cho đến khi… có thể nói là cho đến vĩnh viễn, vì tỷ lệ bản dịch được trao lại cho dịch giả để đại tu như Sông Đông êm đềm hay Ruồi trâu (hay Chuyện người Tùy nữ của tôi) là rất ít. Vì vậy, có khi bạn quá trẻ và chưa đủ vốn từ để giải quyết một bản gốc dùng toàn những từ moi ra từ những trang chưa hề quăn mép của Từ Hải hoặc OED, hoặc có khi bạn đã quá già không thể diễn đạt nổi câu chuyện tình yêu năm 202x bằng giọng thế hệ Tik Tok, hoặc năm năm sau bạn bắt đầu học tiếng Nhật và phát hiện ra bản tiếng Anh bạn đã dùng để dịch lúc trước hiểu sai bét, hoặc bạn gặp công việc đột xuất và đành bỏ ngang một dự án dịch mà ban đầu bạn ôm mộng để đời sẽ đạt giải thưởng dịch của Zzz Review (giả sử thế thôi chứ giờ chúng tôi chưa có). Đấy cũng là số của nó. Và người dịch bước vào mỗi cuốn sách dịch có phần run rẩy vì đây gần như là cơ hội duy nhất để làm nên một sản phẩm mà, nếu không được đón nhận tốt, có thể đặt dấu chấm hết cho một cuốn sách, một tác giả, một sự nghiệp dịch.

(Bài full ở bên phía Zzz Blog. Dài vch a.)

Người ngồi bên tay phải Borges

Đây có thể là một câu chuyện đẹp. Câu chuyện về ba nhân vật: Chàng thanh niên, Cụ già, và Những người còn lại. Chàng thanh niên đã gặp được Cụ già vào một thời điểm cốt tử trong đời, đã vì cụ, bảo vệ cụ, giải thoát cho cụ khỏi cái hang rồng của Những người còn lại, và hơn hết, đã thương yêu khích lệ để cụ tưởng đã già và bất lực lại bừng nở trong một thời Thanh xuân thứ hai, để lại vĩnh viễn cho hậu thế những trái vàng trái bạc thành quả chung của họ.

Đây cũng có thể là một câu chuyện bi ai. Khi Những người còn lại đã cướp lại cụ nhốt vào hang rồng để cụ qua đời trong đau đớn và cô độc, trái vàng trái bạc thu về lót giường cho con Lindworm nhân bội mãi lên, để chàng thanh niên cô đơn và bị sỉ mạ, lang bạt giữa đời, hoài công hát cho những người chịu nghe về bất công mình phải chịu, tuy bất công ấy có là gì so với bất công mà cụ đã phải chịu, vì rốt cuộc, kiếm thánh của chàng cũng không chống cự nổi Những người kia.

Dù sao thì đây cũng là một câu chuyện rất Borges, không phải bởi vì tự thân nó Borgesian, mà bởi vì những người nào đã một thời gian đọc Borges, dù ghét hay ưa hay hoang mang chẳng hiểu gì, đều không thể không nhiễm lấy một phần giọng Borges, và nếu ở quá lâu bên Borges không thể nào không nộp mình cho cách nhìn thế giới của bậc thầy, và cuối cùng, thấy bản thân mình cũng biến thành một nhân vật trong truyện Borges, một câu chuyện vang lên rất nhiều từ “số phận” hay “quy hồi vĩnh cửu”. Ít ra thì đấy là câu chuyện được kể là đã xảy ra với nhân vật ấy, di Giovanni.

(Bài full ở bên phía Zzz Review.)

Borges 1969 ảnh Norman Thomas di Giovanni cung cấp.png

Atwood đã dạy tôi làm đàn bà như thế nào: Đọc lại Chuyện người Tùy nữ năm 2018

Những người sản xuất của Hulu vẫn hoài công nhắc nhở rằng season 1 bộ phim đã gây sóng gió The Handmaid’s Tale (2017) đã lên ý tưởng chuẩn bị đi vào sản xuất từ lâu trước khi Đại gia Trump trở thành Người Quyền Lực Nhất Trái Đất số 45 và một nửa nước Mỹ chợt thấy mặt đất dưới chân mình chao đảo, trong số đó có một lượng lớn các chị em kinh hãi thấy “grab them by the pussy” hẳn sẽ đi vào lịch sử trong top 5 danh ngôn được trích dẫn nhiều nhất của các đời tổng thống. Nhưng nếu trái đất đã xoay đi hơi khác, thì dưới thời nữ tổng thống đầu tiên của Hua Kỳ, hẳn đã không có các Women’s March hay khí thế tức nước vỡ bờ của #MeToo, bộ phim cũng không thể lên như diều gặp gió thời đại, các site phim lậu ở đất nước luôn nhanh nhảu về giải trí ở cách nửa vòng trái đất rẽ từng mây đã không nhập khẩu về ồ ạt, khiến một loạt bạn trẻ thế hệ sau bỗng dưng sốt sắng đi lùng tìm một cuốn sách ế đã tuyệt bản vài năm nay, làm đơn vị xuất xưởng cuốn sách ế nói trên sau khi nhấc lên đặt xuống nhiều lần cũng nhún vai tái bản, còn tôi có dịp đọc lại bà nhà văn đã trở thành ánh sáng của đời tôi này. Vậy là qua một chuỗi sự kiện rất ngoắt ngoéo về logic và cộng dồn những (tiến) độ trễ về thời gian, tôi có Trump để cảm ơn (và quý vị đã biết ai cần đổ tội) vì có cơ hội viết những dòng này, về Chuyện người Tùy nữ sắp tái bản tiếng Việt và hứa hẹn vẫn ế y như trước.

(Bài full bên phía Zzz Review.)

Who Controls the Unfamiliar Past(s)? Orwell in Vietnam, 2013

This is not a spin-off of the “Orwell in the Soviet Union” saga. For one thing, Orwell criticism was practically non-existent before 2000 in Vietnam, or at least in the cultural “Vietnam” perceived as a continuous tradition from the North of Vietnam during the 1954-1975 partition to the present unified country (and its diaspora). The apparent reason is of course the Vietnamese literary authority’s frowning upon “anti-socialist reactionaries”, but a better explanation may simply be the lack of interest both public and academic in British literature and culture, in a country which has mostly been responding to, or against, Chinese, French, Russian, and now American influences; as for “reactionaries”, there was abundant supply of them from both sides of the partition line, enough to fuel cultural civil wars still bitterly going on today. There are hearsay suggestions that Orwell has appeared in both the North and the South of Vietnam before, but since the evidence is so scant and at any rate is not brought into the current discourse, for the time being it is quite safe to say Vietnamese readers discovered Orwell anew in the 21st century. It is too recent a story, and still unfolding, so there is no indication yet if Orwell will come to a triumph in Vietnam similar to his success in later-day Soviet Russia, being indeed “instrumental in the collapse of the Soviet Union” as Jay Bergman boldly asserts (189).

Vietnam, however, is very different from the considered epitomes of socialism (communism?) that is the USSR, or, indeed, China; and the short-lived but intense reactions to the publication of Orwell’s Animal Farm in March 2013, which is the focus of this essay, provide a golden opportunity for insights on how a small, Asian, postcolonial, ex-socialist (?) country both responds to and reshapes a cult figure of the West. The debris is still settling down after the impact, and no doubt there will emerge more sustained, thoughtful responses that are currently hidden or being formed, but I believe the seeds have been planted for the main threads that will grow in subsequent conversations or debates in Vietnam.

As would be clear in this essay, Orwell’s reception in Vietnam follows the tried-and-true pattern of revealing more about those who are talking than those who are talked about. And a study about that reception would certainly be tinted with the writer’s own agenda, or at the very least sympathies. Without trying to vainly assume an “objective” pose, but wishing to limit subjective interference into a field ridden with such explosives as “Orwell”, “Vietnam”, “communism” and the likes, I would try to present all the facts before providing an overall evaluation. It is going to be a “Catalonia” with unfamiliar names and sordid bickerings, but I hope patient readers would be able to follow it and verify my own assertions for themselves.

All the sources quoted below were publicly available at the time, without reference to private conversations, privilege information and informed speculations which are inevitably abundant in events of this nature.

A storm in the literary teacup

The day was February 22nd 2013, barely a week after the long holiday of Lunar New Year. The site was Nhã Nam, a privately-owned publishing company very popular in the Vietnamese reading circles. To be more exact, the site was Nhã Nam’s Facebook fan page, where several readers had posted a book cover featuring the title “Chuyện ở nông trại” (literally “Story on a Farm”) and the same question: “Fahasa says this book was published in 7 February. Is it real?” [1]  The advertisements on bookshop websites were immediately taken down, causing another trickle of readers’ enquiries. Nhã Nam did not reply to any of those questions.

On February 28th, which was a Thursday, the book was out on shelves of Nhã Nam’s own shop and several other bookshops in Hanoi. On March 2nd, the first book notice appeared on Quân đội nhân dân, the online version of the Ministry of Defense newspaper, but after a few hours the article was taken down. Over the next three days, book notices were seen on Tuyên giáo, Gia đình Việt Nam, Dân Việt, Hà Nội Mới Online, Phụ Nữ Online, VOV5, Sinh viên Việt Nam, Công an thành phố Đà Nẵng, and the official website of the Communist Party of Vietnam. All of them were pulled by the end of March 5th, but screen captures remained elsewhere on the web.

News of the book travelled quickly in social media. The Quân đội nhân dân article was mentioned by dissident blogs Đông A’s (the entry deleted since then) and Dân Luận (People’s Opinion) on the same day it went online, with the latter running the title “Peaceful Evolution right on the People’s Army Newspaper”. Readers’ comments doubted if this was a deliberate gesture or an oversight from the authority. Another blogger, Phạm Vũ Lửa Hạ, on March 3rd posted two short pieces announcing the book’s publication, comparing Minimus’s ode to Napoleon in the book to a Vietnamese eulogy to Stalin, and the Seven Commandments to the Vietnamese Constitution. These blog entries were widely linked and reposted on different dissident or overseas blogs. On March 4th and 5th, Nhị Linh, a researcher and leading translator among the younger generation, also posted on his personal blog a book review and a compiled list of Animal Farm translations in China. Nhị Linh’s review was the only one based on Nhã Nam’s new Vietnamese translation; all others used an older version by Phạm Nguyên Trường in 2004.

On social networking sites such as Facebook and in popular Internet forums, webtretho.com, vozforums.com or tnxm.net, the news also attracted discussion. People wondered about the “purpose” of this publication and whether the translation was modified to pass the radar. One of the discussion threads dedicated to the book on vozforums.com was deleted. On March 4th, a member said on webtretho.com: “My friend in the Writers’ Association Publishing House [Nhã Nam’s partner] said they’ve passed a resolution to seize the book.” This “news” was quickly duplicated on other forums, causing a new influx of enquiries on Nhã Nam’s Facebook page, to which Nhã Nam simply answered that they were not aware of such resolution. The official print run was 2000 copies, however, and brick-and-mortar shops quickly ran out of stock, further fuelling assertions that the book was already being confiscated. Readers made haste to buy the book, sometimes in bulk. Two other translations were also circulated on the Internet together with Nineteen Eighty-Four. By the end of the following week, blogs and websites were established where the book can be read or downloaded, and the Vietnamese-subbed versions of the 1954 animated film and 1999 Hallmark movies can be watched, in addition to the usual hosting services such as YouTube or MediaFire. On March 15th US-based Radio Free Asia ran an inflammatory show condemning “communist censorship”.

By the middle of the month, when those interested had either procured their paperback or limited hardback copy, or finished reading the translations found online, news and speculations were replaced by attempts of evaluation. Noted dissident author Phạm Thị Hoài started a “Special series on George Orwell and Animal Farm” from March 9th to 24th on her personal blog, pro&contra. Phạm Vũ Lửa Hạ’s translation of the 2010 Guardian piece “Christopher Hitchens Re-reads Animal Farm” went online on March 13th and was reproduced on numerous blogs. General introductions on Orwell were made separately by Đoàn Tử Huyến, experienced translator and director of The East-West Culture and Language Center, on his Facebook (March 11th), by An Lý, translator of the new Nhã Nam translation, on Nhị Linh’s blog (March 19th), and by Hoàng Oanh on An ninh thế giới cuối tháng, the popular cultural supplement of the Police’s newspaper (March 22nd, also pulled since then). This last article was mentioned in another Radio Free Asia broadcast on May 4th as “a counterattack on Animal farm”. Nhị Linh’s blog further posted an essay on Animal Farm by An Lý, a summary of Orwell studies in China, and a translation by An Lý of the latter half of Homage to Catalonia, chapter 11, about partisan labelling against POUM.

 Apart from the odd remarks on personal blogs or Facebook accounts, the hype quieted down from then, save for a June 4th follow-up on Thông tấn xã Vàng Anh (Vang Anh’s News Agency) blog on how the Writers’ Association intended to “punish” its publishing house for partnering with Nhã Nam in publishing the book. In late July 2013, Homage to Catalonia, translated by Phạm Nguyên Trường, was published by another private publishing company, but save for a review by Trần Quốc Tân on the prestigious Sài Gòn tiếp thị, there was not much publicity.

By August 2013, Animal Farm is still carried in Nhã Nam bookshop as well as several online stores. The fallout is certainly still being felt by those concerned, and the influence is still working its way through those whose encounter with the book (and Orwell) was the first time. But later, more comprehensive studies about those as yet hidden effects will surely come in due time. In the next section, I will just examine the interpretive manoeuvres around this first introduction of Orwell to the Vietnamese reading public.

The short history of Orwell in post-1975 Vietnam

This sudden and intense interest in Animal Farm, of course, did not spring out from the void. Without the institutionalization of Orwell’s books as in English-speaking countries, without the academic interests of higher education, Orwell to the Vietnamese public has been a familiar stranger.

The earliest known translation of Orwell in Vietnam was in 1952, published in a Hanoi under the French-controlled government, but not much information is currently available about this edition. (There is also rumor about a 1980s edition among the Vietnamese in Czechoslovakia.) Orwell is said to be received enthusiastically in the South of Vietnam before 1975, but the name was generally unknown in post-unification discourse.

Not until the new century was there a systematic attempt to introduce George Orwell in talawas, operating from 2001-2010, one of the most influential ezines among overseas Vietnamese intellectuals and a certain section living within the country. Founded by 1990s dissident writer Phạm Thị Hoài, now living in Germany, talawas was credited for introducing or making available the works of authors such as Koestler, Solzhenitsyn, Kundera and many political and cultural essayists writing in different languages to a Vietnamese-speaking audience, as well as documents from notorious historical events in Vietnam such as the Nhan van – Giai pham incident. talawas was also the first forum for global Vietnamese to discuss Marxism, orthodox ideology and national history. The magazine was often firewalled in the early year of broadband Internet in Vietnam, but its reach was constant and extensive.

Orwell arrived on talawas in the centennial of his birth, at first in other people’s words: Milan Kundera’s Testaments Betrayed, Thomas Pynchon’s “The Road to 1984”, Margaret Atwood’s “Orwell and Me”. Trần Doãn Nho’s “Revisiting Orwell” on August 4th 2003 summarizes his life, the two political novels and the interpretations around his works. The name Orwell then began to sprinkle various articles, either translated essays by Solzhenitsyn, Oe, Chomsky and Russian critics, or by Vietnamese authors mostly living and working in English-speaking countries.

Both Animal Farm and Nineteen Eighty-Four, together with “Literature and Totalitarianism”, were translated and serialized in 2004, causing a surge of Orwell quotes in following contributions. In 2008, there were another batch of translated essays: “The Frontiers of Art and Propaganda”, “Writers and Leviathan”, “The Prevention of Literature”. All of those are translated by “Phạm Minh Ngọc”, a pseudonym of Phạm Nguyên Trường, who also translated Arthur Koestler’s Darkness at Noon, György Dalos’s 1985 and many Russian-language pieces critical of the Soviet Union and totalitarianism. Animal Farm includes a translator’s note and the Ukrainian preface, said to be addressed to “the Ukrainians who ran away from the Soviet regime and lived in temporary camps established by the British and American armies in Germany” (Phạm M.N., Introduction to Animal Farm). The note and preface always accompany this translation in its multiplication elsewhere on the web. On Nineteen Eighty-Four, the translator’s note emphasizes the use of past tense in the book: “Those trampling upon human dignity, whether in the past, the present or the future, belong only to the past, being the remnants of a dark instinct from prehistorical times. They must belong to the past, because sooner or later they will be swept away by the process of history, taking humanity to a world ever freer and more humane.” (Phạm M.N., Introduction to 1984) The essays went without commentary.

After talawas transformed into a blog in 2009 and finally closed down in November 2010, Phạm Nguyên Trường – now a respected translator, winning the prestigious Phan Chu Trinh Prize in 2013, and having published translations of Friedrich von Hayek’s The Road to Serfdom among others in the Classic Collection of Tri Thuc Publishing House – uploaded all of his translations to his personal blog in 2011. After the Nhã Nam edition of Animal Farm was published, he added “The Freedom of the Press” on March 19th and a complete translation of Homage to Catalonia in April, published in July. Those are so far the only works of Orwell fully available in Vietnamese.

In 2010, the unlicensed “Giấy Vụn (Waste Paper) Publications” of the dissident poets’ group Mở Miệng (Open Mouth) printed/photocopied and distributed Phạm Nguyên Trường’s Animal Farm translation in book form. The text on the cover describes Orwell as “deeply believed in and devoted his life to Socialism, and struggled against colonialism, imperialism and totalitarianism under every guise, in the Capitalist world as well as the world which claims to be Communist. Animal Farm is a manifestation of the declining from a revolutionary to a classed society, illuminating the tragedy of 20th century humanity.” Mở Miệng had already gained much popularity/notoriety with their activism, so this particular book did not attract much recognition, save for Liêu Thái’s “A ‘strange’ discussion about Animal Farm on Da Nang beach” on talawas blog.

The name George Orwell thus was already long familiar at least to the readership of talawas, many will be or still are notable figures in the current Vietnamese cultural scene, which owed tremendously to the translations of Phạm Nguyên Trường. About Orwell’s reception in talawas, there are three remarkable things.

Firstly, right from the start, Orwell was fully claimed and embraced by the anti-government, mostly anti-communist section of the magazine’s readership. On the extremest, there is a lengthy piece by Trần Văn Tích on 2008, “The Wisdom of Intellectuals”, hailing Orwell among André Gide, Vladimir Mayakovsky, Jean-Paul Sartre, André Breton, Marguerite Duras, Arthur Koestler, György Lukács, André Malraux, Henry Miller. Preceding summarized biographies of intellectuals who realized their mistakes and “reached the truth” is an attack on Communism:

Communism, spreading its devilish wings for decades long, has been and currently is committing a plethora of crimes. But with power in its hands, with brutality on its side, with cunning propaganda, with distorted information, communism once created around it a false aura, luring the trust of so many deluded souls. … In reality, to cling to survival, communism had to reject, or even betray its own self. … In 2005, the Japanese Communist Party underwent a substantial modification of its rules, abandoning Marxism-Leninism.

Portraying Orwell as once sympathized with communism and believed in socialism, but gained insight after working at the BBC and The Observer, Trần Văn Tích concludes: “Orwell had the opportunity and the means to revise his stance towards communist doctrines, and became the bitterest enemy of socialism and the Soviet Union.”

As demonstrated by this quotation, it was (and still is) a habit to many polemicists in Vietnam to lump together “Marxism”/”Leninism”, “communism”, “socialism” (and “the Soviet Union” or “the Vietnamese government”, as convenience dictates); the words, and often the concepts, are used interchangeably. Another such word is “totalitarianism”: Quốc Việt and Phạm Xuân Lâm quoting the translated “Literature and Totalitarianism”, and Linh Vũ citing the Two Minutes of Hate in “Kitsch and Totalitarianism”, all either imply or assert that Vietnam before and today is a totalitarian society as well[2]. Phạm Thị Hoài describes the freedom of translation in the past as “you are free to translate Jin Rong [a famous Chinese wuxia author], but not free to translate George Orwell” (“Nhà văn”). Thế Uyên writes of Dương Thu Hương, another famous dissent author, being unable to publish: “she suffers from a ban which G. Orwell in the important 1984 calls ‘vaporization’, which means the Communist Party still lets her live in Hanoi, but she can’t write, go to literary events or be mentioned in the press.” Similar comparisons and evocations of Orwell’s works are found in the comment sections of the talawas blog. The only essay that did not attack the Vietnamese government wholesale was Nguyễn Hoàng Văn’s “The Politics of Language”, criticizing duckspeak by both the “communist” and “anti-communist” camps.

It is likely that pro-government elements also read Orwell, especially after the two books were translated, but as far as I know there was no significant evocation in public forums. There was no Soviet-style official denouncement or demonization, or appropriation, in the press[3]. The academia and the reading public were mostly silent about him, save for the occasional review on some lone book blog, which may or may not register the supposedly anti-Soviet message of the book.

The second noticeable thing is that there was little effort to engage with Orwell critically. The longer essays by Pynchon, Atwood or the short paragraphs in Kundera’s Testaments Betrayed are all translations. Trần Doãn Nho’s “Revisiting George Orwell”, written before both novels were translated, is a summary of what Anglo-American newspapers said about Orwell in 2003. Liêu Thái’s report, “A ‘strange’ discussion on Animal Farm on Da Nang beach”, purportedly of a real-life, casual group discussion, at first promises to deal with “the linear development of the story from sociology to political studies to psychoanalysis to arrive at a philosophical emphasis”, but then meanders into criticizing the Vietnamese government’s intransparency in financial matters, the lack of opportunity for young intellectuals, and a collective bashing of the Soviet Union and Maoist China. Most other evocations of Orwell’s name assumes an air of familiarity with his established reputation and presupposes a similar, specialist-level familiarity from the readers, even in trivialities such as “vaporizing” equals “silencing publicly”.

Finally, from the very beginning, the Internet has played a crucial part in introducing and disseminating Orwell in Vietnam. It will not be exaggerating to say it is the new technology and media which allowed Orwell, among many other foreign and “new” lines of thought, to come into the intellectual life of post-1975 Vietnam, which was the very intention of the founders of talawas and similar independent ezines. But the ezines were still not well-known and difficult to approach, both technically and intellectually, to the wider reading public. Orwell’s novels, with the advantages of being shorter, (seemingly) more accessible, and fictional, were quickly reproduced on neutral, non-political book-sharing websites. Laxed copyright and Internet policies in Vietnam allows for the proliferation of these websites and the small communities that grow around them; the books are typed or later scanned and OCR’ed, then circulated either in HTML or ebook formats, and the popularity of smart phones and ebook readers in recent years increase the need for ebooks, legally or not. These hubs of the economically-minded readers have early on become the refuge for banned books in Vietnam, either for political or moral or other reasons. From these sites, the books find their ways into countless personal computers and mobile phones, and are printed out for the benefit of the technologically-challenged enthusiasts. This is samizdat with a technological edge, and without most of the consequences.

So coming 2013, Orwell had already had a definite reputation in some cliques, and a latent apprehension in a wider, younger circle. It is hard to say whether he is more “important” or “better” a writer than Solzhenitsyn or Koestler or similar vocal “anti-communist” authors, but he certainly is positioned at a very esteemed rank. He is the author of two world-famous anti-Soviet books, and this pre-conception is what played into the expectation of the reading community, when the news of the book came all of a sudden to Vietnam.

Old battle renewed

The Nhã Nam edition features Joy Batchelor and John Halas’s 1954 illustrations on its cover, under the unassuming title “Chuyện ở nông trại”,instead of the old translation “Trại Súc Vật” (Farm of Brutes) which had become iconic[4]. The blurb on the cover gives only generic praises and a quotation from “The Freedom of the Press”: “If I had to choose a text to justify myself, I should choose the line from Milton: ‘By the known rules of ancient liberty’.” The Press Release characterizes the book as:

a classic social fable of the twentieth century, but also a simple story about how good intentions can easily be perverted. More than half a century since its publication, Story on a Farm was sold in millions of copies worldwide in over 70 languages with constant reprint. The book was listed among the 100 greatest English novels by the Times, and ranked as the 31st Best Novel of the 20th century. … Orwell’s genius has created a humorous fable appealing even to children.

The claim of Animal Farm’s worldwide fame is staple translated books’ advertisement, and similar to Phạm Nguyên Trường’s translator’s note (from which it actually lifts), but though the book summary is quite faithful, there is no indication of its author’s politics.

Nhã Nam did not advertise the book on their own website or very active Facebook fan page, but this press release was sent to and used by official newspapers in various length. The only original piece is Lê Tâm’s “Lessons from ‘Story on a Farm’ ” on Dân Việt: “Any revolution or reformation will sooner or later come back to its starting point, if each individual cannot get over his inert, stupid self. … Happiness depends only on the choice of the animals; whatever choice it is, it must depend on hard labour and dedication, but how to distribute the fruit of that labour must depend on a real democracy and equality, not false ‘commandments’.” The article went online at 3:50pm March 4th; by the evening, the analytical passages were cut, leaving only the summary of the book, before the article was taken down together with those on other newspapers. With this concerted silence from the official press, the news and interpretation of the book was abandoned to the overseas press and social media.

The intellectual situation in 2013 Vietnam was already much different from when Orwell made his renewed debut in talawas in 2003. The combination of changing political atmosphere, relaxed governmental control and popularization of technology had cultivated a new crop of independent or dissident blogs and non-aligned bloggers from all over the political spectrum, which was actually cited by the talawas editors as one of the reasons for their closing down (“talawas”). These blogs, attracting large numbers of followers, have soon become platforms for heated debates on issues of national importance, such as bauxite mining in the Vietnamese Highlands, conflicts over the Spratly and Paracel Islands, anti-Chinese demonstrations, and the bloggers’ claim for freedom of speech, effectively creating alternative sources of news and opinions to the official press. Also, from January 2nd to March 31st 2013, the Vietnamese citizens were invited to discuss the proposed amendments to the 1992 Constitution either by contributing to the press or filling the opinion forms issued by local government. Numerous websites by intellectuals both within and without the country were established in response to the invitation, but the talk on these websites were often narrowed down to a few hotly contended issues: the country’s official name (“Socialist Republic of Vietnam” or “Democratic Republic of Vietnam”), Article 4 Chapter One (about the leadership of the Communist Party), the role of the army and the likes.

One of the earliest responses to the news of Animal Farm’s official publication, by Phạm Vũ Lửa Hạ on his personal blog lên đông xuống đoài, was titled “On the Amendment of the Constitution in Animal farm” on March 4th. The short summary of the changes to the Seven Commandments in the book is followed by the comment:

When power is all in their hands, the brutes no longer needs the so-called constitution. The seven commandments were reduced to the one more than enough to control the whole life in Animal farm. And constantly reminded themselves that abandoning this only meaningful commandment means “suicide”.

Reposted in the blogs Dân Luận on March 4th, pro&contra on March 23rd, and Thông tấn xã Vàng Anh on March 24th, the short polemic quickly travelled through the Vietnamese forums and blogs. As of 13 August 2013, a search for the title resulted in 20.100 Google hits, either linked in news feeds or copy-pasted the whole content. On March 24th, pro&contra posted a response by Thế Thanh, “On the Amendment of the Brutes’ Constitution in Animal Farm: ‘I Agree’ ” (18.200 hits) professing similar sentiments:

The Brutes’ Constitution at first seemed so attractive, civilized and democratic. But those ideals would later have to be amended to match reality, to match the slaves’ fate of the brutes, and – in today’s legal jargon – to constitutionalize those privileges, special interests, corruption, enjoyment… of the Pig Party. (emphasis in original)

Another short piece by Phạm Vũ Lửa Hạ, “Did Tố Hữu Plagiarize from George Orwell?” (10.700 hits) comments on the similarities between “Comrade Napoleon” and a poem of Tố Hữu (considered the leading poet of Vietnamese revolutionary literature and also former Deputy Prime Minister of Vietnam) mourning Stalin’s death in 1953 (later dropped from his poetry collections), but gives a negative answer: “If anything, George Orwell was brilliant enough to predict and parody the hagiographic style of communist ‘artists’.” This blogger also translated “Christopher Hitchens re-reads Animal Farm” (March 13th, 16.100 hits), in which Hitchens offers a better approach to the novel “under three different headings: its historical context; the struggle over its publication and its subsequent adoption as an important cultural weapon in the cold war; and its enduring relevance today.” Written in 2010, Hitchens’s essay frames Animal Farm exclusively within the Soviet situation (going so far as giving parallel real-world archetypes of the animals), briefly touches upon Orwell’s refutations to the American right wing’s use of his works, then lamenting the book’s legal absence in “China, Burma or the moral wilderness of North Korea” and “the Islamic world”. All of Phạm Vũ Lửa Hạ’s posts were reposted on other blogs and went viral.

Those are about all critical readings of Animal Farm in the independent/dissident blogs that go further than a simple (or politically-charged) summary of the book. Within the non-dissident sphere (for lack of a better word), the only blog that showed a sustained interest in the book was Nhị Linh’s. Professionally affiliated with Nhã Nam, Nhị Linh as early as March 5th posted his rejected review entitled “Aspiration to Rule Requires Much Training”. The blog entry describes the book as “inspired by the USSR revolution, which in Orwell’s opinion was brought to failure due to the role of Stalin”, but the review proper, like Lê Tâm’s piece, omits all mentions of the Soviet Union, only focuses on the “morality” of the book:

The fable can be read for the fate of “the ruled”. … But it is at its most originality when it comes to the building up and maintaining of power of the “ruling class”.

It satirizes power bitterly, but it also offer a concise and very effective blueprint for the power-building process. … It goes to show how aspiration to rule requires merit, but requires even more of arduous training. (“Chuyện ở nông trại bên Việt Nam”)

The review is also linked and reposted by other bloggers, but scored a mere 142 hits.

The latest and longest criticism on Animal Farm was by An Lý, “Story on a Farm, a View from the Ground”, hosted on Nhị Linh’s blog on April 4th. Acknowledging the Russian connection, but warning against seeing the book merely as allegory, this essay rejects the pig-centrism of other critics but focuses on the collective animals on the farm, the utopian future as promised to them, and their own complicity and responsibility on its failure. After analysing the use of racism/nationalism to mask economic tensions, the blind hatred to the monstrous Other, the clamour for perpetual war, and the submission to dead theory instead of lived reality, the essay concludes:

The book shows the development of both events and feelings; it reminds us that nothing is fixed, both the attached label and the contained essence: today’s hero may be tomorrow’s turncoat, and the current opposition with their noble arguments and indignation, may possess only “the irresponsible carping of people who have never been and never expect to be in a position of power” and “the emotional shallowness of people who live in a world of ideas and have little contact with physical reality” (“The Lion and the Unicorn”) – beware when it’s their turn to assume power.

This essay was not reposted anywhere and scored 344 Google hits, all in news feeds.

Consistent with the tradition of Orwell reception anywhere else in the world, the stori(es) that Orwell tells are always read in conjunction with the story about him, and about the circumstances of the writing and publication of his books. In Vietnam, it is supplemented by the story of his presence in the country.

On her blog pro&contra, often considered the personal successor of talawas, Phạm Thị Hoài reposted Phạm Vũ Lửa Hạ’s “Did Tố Hữu Plagiarize from George Orwell?”, judging “This new official publication of George Orwell’s Animal Farm in Vietnamese is obviously the prominent cultural-political event in 2013.” (Introduction to “Tố Hữu”) On Phạm Nguyên Trường’s translation “The Freedom of the Press”, she mused, “Though the circumstances are utterly different, I cannot help but feel this essay of George Orwell was directed to the very Vietnamese readers of today. … [it] teach us that the freedom of thought and knowledge, of the press and publication are valuable enough for freedom-lovers to fight for and defend, whoever their enemies may be” (Introduction to “Tự do”). Trần Mạnh Hảo, a notoriously vocal dissident poet, enthused, “Is this freedom and democracy come knocking at every Vietnamese family’s door? I hope this is a good sign of change for our sorrowful motherland” before copy-pasting the whole Vietnamese Wikipedia entry on Animal Farm in a piece provocatively titled “Bravo for Hữu Thỉnh the Poet and Trung Trung Đỉnh the Author who Go Side by Side with the People against Dictatorship” (the named writers being Chairmen of the Writers’ Association and its Publishing House respectively).

There is, however, no general introduction of Orwell in these blogs (Trần Doãn Nho’s talawas piece on Orwell’s disillusionment from his socialist dreams was not reposted), so the three such introductions available are by domestic authors.

The earliest appeared on March 11th as a Facebook note of Đoàn Tử Huyến, director of the East-West Culture and Language Center: “George Orwell: an Anti-Utopian, Anti-Totalitarian Writer”. This chronological summary of his life and work, however, makes no mention of Orwell’s sympathy to socialism, and contains a number of factual errors such as calling Homage to Catalonia a “novel”, Animal Farm “anti-utopian”, describing Orwell fighting in Spain as “a member of the Independent Workers’ Party in a corps of English volunteers”, and “Wilston Smith” as living in the “World State of Okeania”.

The second by An Lý was hosted on Nhị Linh’s blog on March 19th: “George Orwell: an Introduction”. This essay quotes extensively from Orwell’s essays and letters, contrasting their direct style with the gloominess of the first three “modernist” novels, and putting heavy emphasis on Orwell’s socialism, as well as his love for life and for his country. It also mentions the propagandistic use of his books by the CIA and the US government, and his attempts to refute those efforts. The essay ends by highlighting the controversies around his interpretations, and warning readers of “taking Orwell’s ready-made explanations of a particular time, a particular reality, to interpret another world, in another era”.

The third, and the only mention of George Orwell on the official press, was by Hoàng Oanh on March 22nd: “The English Writer George Orwell: A Lifelong Outsider” (25.100 hits). This article is also relatively short, and presents a not unsympathetic overview of Orwell’s life, stressing his alignment with the poor and downtrodden, though still making mistakes similar to Đoàn Tử Huyến’s. It also makes mention of the MI-5 file labelling Orwell as “communist” and, significantly, the only reference of Orwell’s Information Research Department name list (described as “a highly controversial act of ‘squealing’ ”). On Orwell’s politics though, it says “His social views were so convoluted that both the left and the right drew from him for their own benefits in disputes.” Animal Farm “articulates his subjective and biased assessment on socialism in the USSR”, so it is “banned in socialist countries” and “its publication in such a country as Vietnam, under the title ‘Story on a Farm’, has caused much outrage in the public”.

This last statement may require a new definition of “the public”, since most of the responses were made on unofficial outlets and generally positive. The assertion that the book is banned in socialist countries, however, just goes to show that Hoàng Oanh, like Christopher Hitchens, is not too good at fact-checking, because right in Nhã Nam’s press release it is written that

In China, Story on a Farm was also published early on. There are now nearly 20 Chinese editions (by various translators) published in mainland China, Hongkong, Taiwan. The latest was People’s Literature Publication in 2012. … In 2004, Story on a Farm was included in the series “100 famous novels influencing children” by Henan Education Publications.

A detailed list of the 23 Chinese editions (from 1948 to 2012), involving 25 different translators and 24 publishers, can be found on Nhị Linh’s blog on March 4th. Also on this blog, “The Reality of Orwell in China” (5.860 hits) by NSNB on May 9th summarizes Chen Yong’s 2012 essays “A Review of Orwell Research in China: From the 1950s to the 1990s” and “Orwell Research in China since the New Century”[5], documenting a development similar to that of Russia: from the partisan hatred of the 1950s-1970s, to the gradual overall exploration of his themes and poetics in the 1980s-2000, and finally in the new century, when Orwell was lauded variously as “the last intellectual in Europe”, “a saint”, “the prophet of the era”, “always be true to his common sense”.

In the comment sections of the blogs or in Internet forums in Vietnam, Orwell is also sometimes called a prophet; but there is a more defined tendency to cast him as a victim, or at any rate a would-be victim. The rumors and speculations over the fate of the book culminated on a March 15th broadcast on Radio Free Asia, a “private, non-profit corporation” funded by the US government, entitled: “A Story of Animals and Censorship”: “The famous story of George Orwell, Animal Farm, which satirizes and attacks communist dictatorship, was published in Vietnam, then there was news that it was seized. Is that true? And how does the merciless scissor of communist censorship operate?” After the usual celebrations of Orwell’s “Warning against ‘Socialism’ as early as the 1940s”, the news anchor asks the guest speakers to discuss “a rumor on the Internet that the book was being seized, and there was disciplinary action from above and a ban on a second print”:

Asked about this rumor, Professor Tương Lai said, “I wouln’t be surprised if it is true; not to seize it would be strange indeed.”

Trần Mạnh Hảo said, “Maybe they confiscated it in silence, not wanting to broadcast the indictment, because a public ban would make more people want to read it.”

On the publication itself, Hảo said, “Maybe those at the Writers’ association did not read the book carefully, or else they would not have the guts to publish it.”

Prof. Tương Lai said, “Maybe at first they thought it was just an animal story, which says a lot about the intelligence of those censors, and now they are worried sick over confiscating it, such a farce.”

The transcript of this inflammatory report gets 44.900 hits. On PetroTimes, an article by Trúc Vân in April criticizes “Nhã Nam’s Controversial Books” in general, in which there is a passage about Story on a Farm lifted word-by-word from Hoang Oanh’s “Lifelong Outsider”. Radio Free Asia took this similarity as the basis for a May 4th, 21.400-hit show, “The Counterattack against Animal farm”, speculating that the newspapers were paid to accuse the book:

The book was published in Vietnam last year under the title Story on a farm. … Then in this March there was a rumour that the book was seized. … There was no official news about this. … We asked someone in charge in Nhã Nam and got the answer: “We have presented our case [to the authority], and I wish to say no more.” So this covert censorship is possibly true. … through this Animal farm affair it seems that hard and overt censorship has turned into behind-the-scene censorship. (emphasis in original)

Finally, on June 4th, the blog Thông tấn xã Vàng Anh posted “Vietnamese Writers’ Association TO PUNISH its Publishing house for ANIMAL FARM” (capitalization original). Also based on words from “somebody” which has not been “definitely verified”, the piece still calls for its readers to “put this news around as a gesture supporting our colleagues currently suffering in the Publishing House to overcome this ordeal”. The publishing house, thus, was made into the comrade of the persecuted book and the author as persona non grata. The hype had died down, however, and the call was not answered: it only got 220 hits. There has been no further “verification” nor official news to follow.

Those are about all what was said that was accessible to the Vietnamese general public around the publication of Animal Farm. There are further discussions on social networks and Internet forums, of course, which I would not refer here for privacy reasons. Suffice it to say that for around a month “common” people, especially students, were intrigued by the name “Orwell” and his books. Interest was revived in the old translations, which had been lying around for nearly ten years with only occasional attention, and the themes addressed in the books were talked about, though maybe not publicly. Curious readers are searching for other Orwell books not yet translated into Vietnamese. Not all these readers are “dissidents”, however, so the talk on those forums is often coloured differently: if in March, the webtretho discussion thread witnessed a member being accused “propagandizing agent” for arguing for the universal applicability of the book, then in May, the thread on vozforums had maintained “it is against the Soviet model of socialism, it can’t be used to denounce Marxism”. Hopefully, there will be more translations of Orwell’s other works to follow Homage to Catalonia, as well as more information about his life and time in Vietnamese, so that interested readers may form their own, critical evaluation towards this most interesting and complex writer of the modern world.

Morals of the story

There are several things to be learnt from this early stage of Orwell’s reacquaintance to the Vietnamese readers.

What is most significant is the re-enactment of the tug-of-war traditional to Orwell’s reception. There is, however, no attempt to demonize Orwell as what once happened in the Soviet or Chinese press; Orwell is always seen as good or at least neutral. There is no real critical questioning of his ideas and works, however, which is especially surprising within the dissident circle that displays a constant cynicism towards the Vietnamese government. In this circle, there is even no hint of other possible ways of understanding Orwell, or of the controversy surrounding the interpretations of his life and works. Remarkably, Orwell is at the same time the champion of freedom that once challenged the British government and the whole English intellectual world, and the champion of the values of the Western, civilized world against such “moral wilderness” (to borrow Hitchens’ phrase) as Vietnam. Orwell is promoted to be a moral authority to oppose the oppressive, immoral authority of those in power (power to ban books, at least). Orwell’s analysis and criticism of the Soviet or English world in the middle of the 20th century is accepted as transferable and valid criticism of Vietnam in 2013: this is but a displaced version of the “What would Orwell say?” game so favoured in Anglo-American polemics. In writings such as this one, it is clear that the author is evoking Orwell’s name and his assumed reputation to lend weight to his own argument:

Orwell’s remarks on the English press remind us of the effects of the Northern Vietnamese propaganda machine in the Vietnam War. Many people in America and the world were quick to support North Vietnam in a naïve – I don’t say “stupefied” – way, when Hanoi displayed evidences of American war atrocities. Of course in war, there cannot be any side which commits no atrocities towards its adversary. But information will become distorted and blameworthy when it only shows one side of the truth, or blows it out of proportion, or fabricates a “truth”. Even now, many people in the world are still believing in what the communist authority in Vietnam is telling them in the Communist Party-censored press and information devices. (Thế Thanh)

In the domestic blogs/newspapers, there is less exaltation of Orwell and also less overt comparison to Vietnam; the portrayal of Orwell is more informative and less framed into a definitive label. But both sides employed similar techniques in defending their case: the selective citation of his works, and a subtle identification.

The dissident bloggers, having the advantage of possessing the earliest and most translations of Orwell, rested on their claim to the right to speak about and interpret Orwell. The old translations were recycled, but save for Homage to Catalonia there is no new translation since 2008. On orwell.ru, where Phạm Nguyên Trường got the texts and the Russian translations of the novels and essays, there is a substantial collection of all his books and the most important essays, but the translator opted for the “freedom of speech” essays and either neglected or overlooked the no less famous pieces “The Lion and the Unicorn”, “Looking back on the Spanish War”, “My Country Right or Left”, or “Toward European Unity”. These essays, on the contrary, are quoted repeatedly in An Lý’s two essays. The events of his life are similarly curated, with one side downplaying and the other highlighting his socialist tendencies.

Identification and self-identification is also popular in readings of Orwell away from the contemporary reception of the books. If Christopher Hitchens, according to John Rodden, self-appointed as Orwell’s “guardian” against malicious interpretations as a way to identify with him (“Fellow Contrarians” 149), and if the Soviet dissidents in the 1960s-1970s embraced his values with a similar sentiment (or at least Jay Bergman did this identification in his repeated use of “Orwell and the dissidents” (179, 181, 187, 189, 190)), then in Vietnam, identification had become systematic, so that the Soviet story was turned into an allegory for the Vietnamese story. The Vietnamese government “is” the Soviet government and also is socialism/communism/oppressive dictatorship; the dissident movement “is” Orwell and by proxy the free world where Orwell came from. But even this identification is selective.

To argue for the relevance of Orwell’s criticism to the Vietnamese situation, Phạm Thị Hoài implies a parallel between Orwell’s difficulties in publishing Animal Farm in Britain, and the assumed prohibition of its translation in Vietnam (Introduction to “Tự do”), even mistakenly states “ ‘The Freedom of the Press’ … is Orwell’s sharp criticism of the censorious policies of the English government” (“Vạch trần”). There is, however, never an acknowledgement of the domestic publishers who had made able “the prominent cultural-political event in 2013” (at least until Thông tấn xã Vàng Anh called for solidarity to the reportedly prosecuted Writers’ Association Publishing House), and in pro&contra and other blogs it is always the old name “Farm of Brutes” that is used. The changed attitude to Orwell in Russia is never mentioned as well. So Vietnam “is” Soviet Russia, but a Soviet Russia frozen in time, not capable of changes within itself.

On the contrary, the series on Nhị Linh’s blog focuses not only on Orwell’s socialism, but also on the Chinese official reception of Orwell. Unlike Soviet Russia, which “collapsed”, China remains a world-power and maintains the claim to be a socialist system, so Chinese lively intellectual responses to Orwell (apart from the dissertations and journal articles, Jeffrey Meyers’s Orwell: Wintry Conscience of a Generation was translated into Chinese in 2003, only three years after its publication in English) can be considered a sanctioning of Orwell from the socialist, Asian world, and may be a model for imitation. It is arguably the purpose of Nhã Nam’s incorporation of this information into their press release, and it is received as such in online discussions. Readers shared praises of the book on the company’s Facebook page, which may be read as a gesture of solidarity.

Next to this familiar battle over Orwell’s name, which shows that Cold War mentality still override a quest for objective facts in certain sections in Vietnamese intellectual society, comes the apparatus of knowledge transmission, which can be observed clearly in this nutshell of reception history of Orwell in Vietnam.

Orwell’s arrival in Vietnam is often characterized as “belated”, which one would think is potentially beneficial to his reception and understanding. First of all, the information available about his life and work is much abundant than before, especially when in most countries his works have entered public domain. A Vietnamese with a good command of English can easily find the texts of all Orwell’s books and the most important of his essays, as well as numerous articles and essays writing about him, without having to buy the more “advanced” books. (Phạm Nguyên Trường’s translations, after all, were based on the texts from orwell.ru.) Secondly, the average Vietnamese has not inherited the weight of dogmatic teachings institutionalized in school and the official press, and has the chance to read Orwell’s books with a fresh eye and a critical mind, if he would; or else, if he would, picked his side from eight decades’ worth of Orwell’s critical heritage, with all the arguments already lying on the table. Thirdly, with all the advantages of the information age at his disposal, it is easy to voice his opinion and join the process of moulding Orwell’s shape in Vietnamese discourse. It is the age of democratization of literary criticism, we are told, with thriving communities such as Goodreads and online bookshops offering readers’ reviews.

The reality of this early stage of reception reveals that it is not so. Orwell arrived in Vietnam flattened and greyed out from travelling through space and years, deprived of all his nuances and complexities, which were only possible from rooting into his English soil. With the “anti-communist/socialist/Soviet Union” label on his hat, he attracted huge attention for a while, then was quietly abandoned, by both the friends who misunderstood him, and the potential friends who early on dismissed him due to this label. It seemed that people preferred being seen shaking hands with him to actually listening to what he has to say.

The fact is that, perhaps due to his reputation as an one-dimensional champion of capitalistic liberty, there was far less curiosity about him for his own sake than opportunistic abuse of his name. So far, there have been a handful of authors writing about his one book, with not much dialogue among them, and the dissemination of opinions has mostly been unidirectional. Moreover, the number of search results, though seemingly whimsical and cannot be taken as an absolute indication about real readers’ response, gives a clear relative comparison as for the different exposure between short and quick polemics using Orwell’s name, and more moderate, thoughtful study about his works. Those short, often inaccurate tidbits of information are further broken down, mistaken, or intimated through suggestive and ambiguous hints in Internet and word-of-mouth discussions, creating the same “circumstance that has added half-truth to ignorance and turned Orwell legend into chimera” described by John Rodden (“Politics” 18).

Moreover, partly due to the general low level of English fluency among the older generation, partly because the readership of pro&contra and the dissident blogs are now very different from the readers and contributors of talawas, few people want to evaluate the original sources but most prefer to take their opinions from a recognized authority. The citation of Orwell’s fame in the (Western) world, the high ranking of Animal Farm in the Times plays on this trust in cultural authority. The multiplication of blog entries from Phạm Thị Hoài’s, the once famed founder of talawas, from Radio Free Asia or Dân Luận or Thông tấn xã Vàng Anh, the independent news blogs, both manifests and further entrenches their authoritative status. And then there is the very taking of Orwell’s criticism of the Soviet Union for an authoritative valuation of present-day Vietnam, which easily becomes a rewriting of Vietnamese reality into Orwell’s myth: the claim of Vietnam being a totalitarian Oceania, for example.

If we remember that the “specialty” of Nineteen Eighty-Four, as a dystopia, is not the division of the world, or separation of the classes, or the general poor condition of life, or the absolute control of the government, or the degree of conformism killing individuality – after all common features in dystopian worlds, from Zamyatin’s We to Aldous Huxley’s Brave New World, to Margaret Atwood’s The Handmaid’s Tale or Alan Moore’s V for Vendetta – but the Minitrue, the control and perversion of information, then this chain of received information and perception is also a chain of power. With the personal reputation involved, a celebrated independent blogger’s Facebook with 1000 followers can have more impact within the intellectual circle than a government newspaper of high circulation, and within the sphere of her blog she has absolute cotrol over the “freedom of speech”. Most of her followers, moreover, either out of convenience or distrust of “official” sources, would tend to read only her blog for their news. So the Internet has not enable the democratization of knowledge: rather, it has enable the creation of a complex, Foucaudian network of power. This network is more often than not hierarchical, but it is seldom perceived as such: George Orwell’s statement interpreted by Phạm Thị Hoài, then summarized by Dân Luận, then rephrased in vozforums, for example, would not be understood as “opinion of Dân Luận” or “of Phạm Thị Hoài”, or of this or that forum member, but still “of George Orwell”. So if those wielding this type of power use it irresponsibly, history is not only rewritten into one new version befitting the interest of one absolute sovereign power, but into numerous versions, simultaneously and contradictorily existing, handed to the trusting, uncritical crowd, without corresponding physical, lived experiences and memories to correct them.

Such was the state of the budding “Orwell studies” in Vietnam in 2013. It was also a year when the name “Orwell” was evoked repeatedly in Anglo-American media, when the disclosures of Edward Snowden about NSA surveillance made headlines in the world. Such incidents proved that even if the governments still try to control access to unfavourable information (one thinks of the D-notice sent to British newspapers on Snowden, or the ban from viewing WikiLeaks on the US military personnel), the information is still out there, waiting for those who wish to find it. As the cliché goes, the problem now is not to have information, but to choose what information to take.

And what are the implications for doing academia, in Vietnam, about such a disputed, remote yet also relevant topic as “George Orwell”? It would be impossible, for example, to write this essay without relying on “non-traditional” sources: from the perspective of a literary historian, consulting only respectable official sources, there would seem to be no Animal Farm or “Story on a Farm” published in Vietnam in 2013. And even though in alternative sources there can be found abundant news and screen captures of the pulled articles, made by vigilant readers/polemicists, that is no guarantee for factuality: as those familiar with the Internet and with digital reportage well know, screen captures can be manipulated, websites can be faked, digital history can be rewritten by the most amateurish technician, easier than Winston Smith’s creating “Comrade Oglivy”. So the researcher would have to trust his sources and his instincts, while well aware that the story he is putting down is just his own construction from available “facts”. As always, Orwell makes the illusion of objectivity more difficult to maintain than ever.

But is reading and studying Orwell still necessary and relevant in Vietnam, or any other country out of the Anglo-American world, keeping in mind all the warnings against taking his anti-Soviet (and not anti-socialist) criticisms as commentary on the Vietnamese situation and so forth? Yes, and not only because his novels and essays provide wonderful models and analyses about the dynamism of power and apparatus of governing, not only universal in modern states but also in microspheres within the Foucauldia network of power. Learning about Orwell, amid all the contradictory information and contending interpretations, is like learning about reality, reality as objectively existing and not constructed by a particular authority: Orwell himself, because he stayed true to the reality which he perceived in a particular moment, is as inconsistent, ever-changing, multi-faceted, never fully apprehensible, and subject to various interpretations, as reality itself. And learning from Orwell is not seeking for the answer to the game of “What would Orwell say?”, which would actually give the speaker’s speculation about what Orwell would say, assuming they understand Orwell and can speak for Orwell. What makes Orwell unique is that he constantly says things other people cannot guess from a principle or a manual, and that is, again, because of his honest engagement with the reality, not with a principle or theory. That is the Orwellism that is constant from all the changing sentiments and politics of his, whether his particular judgement is right or wrong. To go past the verbal smokescreen, to be never content with one’s own received or established opinion – that is the best lesson that anyone can learn from Orwell, and when one has acquired that talent, one would not need to evoke the name “Orwell” anymore.

Works Cited

An Lý. “Giới thiệu George Orwell” [“George Orwell: an Introduction”]. Nhị Linh 19 March 2013. 1 Aug. 2013. <http://nhilinhblog.blogspot.com/2013/03/gioi-thieu-george-orwell.html>.

—. “Chuyện ở nông trại nhìn từ mặt đất” [“Story on a Farm, a View from the Ground”]. Nhị Linh 4 April 2013. 1 Aug. 2013. <http://nhilinhblog.blogspot.com/2013/04/chuyen-o-nong-trai-nhin-tu-mat-dat.html>.

Bergman, Jay. “Reading Fiction to Understand the Soviet Union: Soviet Dissidents on Orwell’s 1984.” History of European Ideas 23.5-6 (1997): 173–92.

Besançon, Alain. “Tai họa của thế kỷ. Chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa đế quốc và tính đặc thù của thảm họa” [“Le malheur du siècle: Sur le communisme, le nazisme et l’unicité de la Shoah”]. Trans. Phạm Minh Ngọc. talawas 6 March 2007. 1 Aug. 2013. <http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9383>.

“ ‘Diễn biến hòa bình’ ngay trên báo Quân Đội Nhân Dân: Giới thiệu cuốn Trại Súc Vật của George Orwell” [“ ‘Peaceful Evolution’ right on the People’s Army Newspaper: Introducing George Orwell’s Animal Farm”]. Dân Luận 2 March 2013. 1 Aug. 2013. <https://danluan.org/lien-ket/20130302/dien-bien-hoa-binh-ngay-tren-bao-quan-doi-nhan-dan-gioi-thieu-cuon-trai-suc-vat>.

Đoàn, Tử Huyến. “George Orwell – nhà văn phản không tưởng chống cực quyền” [“George Orwell – the Anti-Utopian, Anti-Totalitarian Writer”]. Facebook 11 March 2013. 1 Aug. 2013. <https://www.facebook.com/notes/%C4%91o%C3%A0n-t%E1%BB%AD-huy%E1%BA%BFn/george-orwell-nh%C3%A0-v%C4%83n-ph%E1%BA%A3n-kh%C3%B4ng-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-ch%E1%BB%91ng-c%E1%BB%B1c-quy%E1%BB%81n/286528164811095>.

Hitchens, Christopher. “Đọc lại ‘Trại súc vật’” [“Christopher Hitchens Re-reads Animal Farm”]. Trans. Phạm Vũ Lửa Hạ. lên đông xuống đoài 13 March 2013. 1 Aug. 2013. <http://phamvuluaha.wordpress.com/2013/03/13/animal-farm-reread/>.

Hoàng Oanh. “Nhà văn Anh George Orwell: Lạc đàn chuyên nghiệp” [“The English Writer George Orwell: A Lifelong Outsider”]. An ninh thế giới cuối tháng 22 March 2013. 1 Aug. 2013. <http://antgct.cand.com.vn/vi-vn/nhanvat/2013/4/56566.cand>.

“Hội nhà văn Việt Nam QUYẾT XỬ NẶNG Nhà xuất bản vì ‘CHUYỆN Ở NÔNG TRẠI’ ” [“Vietnamese Writers’ Association TO PUNISH its Publishing House for ‘ANIMAL FARM’ ”]. Thông tấn xã Vàng Anh 4 June 2013. 1 Aug. 2013. <http://ttxva.org/nxb-trai-suc-vat/>.

Kính Hòa. “Chuyện Súc vật và Chuyện Kiểm duyệt” [“A Story of Animals and Censorship”]. RFA. Radio Free Asia. 15 March 2013. Transcript. 1 Aug. 2013. <http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/animl-farm-n-censo-3152013064431.html>.

—. “Cuộc phản công chống Trại súc vật” [“The Counterattack against Animal farm”]. RFA. Radio Free Asia. 4 May 2013. Transcript. 1 Aug. 2013. <http://www.rfa.org/
vietnamese/in_depth/counter-attack-the-animal-farm-kh-05042013130640.html>.

Kundera, Milan. Những di chúc bị phản bội [Testament Betrayed]. Trans. Nguyên Ngọc. talawas 15 Jan. 2003. 1 Aug. 2013. <http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=547>.

Kuznetsova, Nadegda. “Nhà nước toàn trị” [“The Totalitarian State”]. Trans. Nguyên Trường. talawas 1 Oct. 2004. 1 Aug. 2013. <http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=2936>.

Lê, Tâm. “Những bài học từ ‘Chuyện ở nông trại’” [“Lessons from ‘Story on a Farm’”]. Dân Việt 4 March 2013. 4 March 2013.

Liêu Thái. “Cuộc thảo luận ‘lạ’ về Trại Súc Vật trên bãi biển Đà Nẵng” [“The ‘strange’ discussion on Animal Farm on Da Nang beach”]. talawas blog 25 June 2010. 1 Aug. 2013. <http://www.talawas.org/?p=21688>.

Linh Vũ. “Kitsch và toàn trị” [“Kitsch and Totalitarianism”]. talawas 6 March 2006. 1 Aug. 2013. <http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=6596>.

Magid, Mikhail. “Chế độ toàn trị – tương lai tươi sáng hay là quá khứ tối tăm” [“Totalitarianism – the Bright Future or the Dark Past”]. talawas 9 July 2004. 1 Aug. 2013. <http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=2362>.

Nguyễn, Hoàng Văn. “Chính trị của ngôn ngữ” [“The Politics of Language”]. talawas 27 Dec. 2003. 1 Aug. 2013. <http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=154>.

Nhị Linh. “Chuyện ở nông trại bên Trung Quốc” [“Story on a Farm in China”]. Nhị Linh 4 March 2013. 1 Aug. 2013. <http://nhilinhblog.blogspot.com/2013/03/chuyen-o-nong-trai-ben-trung-quoc.html>.

—. “Chuyện ở nông trại bên Việt Nam” [“Story on a Farm in Vietnam”]. Nhị Linh 5 March 2013. 1 Aug. 2013. <http://nhilinhblog.blogspot.com/2013/03/chuyen-o-nong-trai-ben-viet-nam.html>.

—. “Sách (XXII) Lại bất ngờ” [“Another Surprise”]. Nhị Linh 23 Oct 2010. 1 Aug. 2013. <http://nhilinhblog.blogspot.com/2010/10/sach-xxii-lai-bat-ngo.html>.

NSNB. “Chuyện ở nông trại: Thực tế Orwell ở Trung Quốc” [“Story on a Farm: The Reality of Orwell in China”]. Nhị Linh 9 May 2013. 1 Aug. 2013. <http://nhilinhblog.blogspot.com/2013/05/thuc-te-orwell-o-trung-quoc.html>.

Oe, Kenzaburo. “Nhật Bản, sự nhập nhằng, và bản thân tôi” [“Japan, the Ambiguous, and Myself”]. Trans. Phùng Thanh Phương. talawas 28 Jan. 2004. 1 Aug. 2013. <http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=399>.

Orwell, George. “Chế độ toàn trị và văn chương” [“Literature and Totalitarianism”]. Trans. Phạm Minh Ngọc. talawas 24 March 2004. 1 Aug. 2013. <http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=438>.

—. Chuyện ở nông trại. Trans. An Lý. Hanoi: Văn học, 2013.

—. Trại Súc Vật. Trans. Phạm Minh Ngọc. Hochiminh City: “Giấy Vụn”, 2010.

Phạm, Minh Ngọc. Introduction. 1984. By George Orwell. Trans. Phạm Minh Ngọc. talawas 18 Aug. 2004. 1 Aug. 2013. <http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=2632>.

—. Introduction. Trại súc vật [Animal Farm]. By George Orwell. Trans. Phạm Minh Ngọc. talawas 24 March 2004. 1 Aug. 2013. <http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=543>.

Phạm, Thị Hoài. Introduction. “Tố Hữu có đạo thơ Geroge Orwell?” [“Did To Huu Plagiarize from George Orwell?”]. By Phạm Vũ Lửa Hạ. pro&contra 9 March 2013. 1 Aug. 2013. <http://www.procontra.asia/?p=1818>.

—. Introduction. “Tự do báo chí” [“The Freedom of the Press”]. By George Orwell. Trans. Phạm Nguyên Trường. pro&contra 18 March 2013. 1 Aug. 2013. <http://www.procontra.asia/?p=1912>.

—. “Nhà văn thời Hậu Đổi Mới” [“The Writer in the Post-Renovation Era”]. talawas 10 Feb. 2004. 1 Aug. 2013. <http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?rb=0401>.

—. “Vạch trần huyền thoại Xô-viết – Lời tựa thứ hai cho ‘Trại súc vật’” [“Exposing the Soviet Myth: The Second Preface to ‘Animal farm’”]. Introduction. “Preface to the Ukrainian Edition of Animal Farm’”. By George Orwell. Trans. Phạm Nguyên Trường. pro&contra 12 March 2013. 1 Aug. 2013. <http://www.procontra.asia/?p=1855>.

Phạm, Vũ Lửa Hạ. “Chuyện sửa đổi hiến pháp ở Trại súc vật” [“On the Amendments of the Constitution in Animal farm”). lên đông xuống đoài 3 March 2013. 1 Aug. 2013. <http://phamvuluaha.wordpress.com/2013/03/03/animal-farm/>.

—. “Tố Hữu có đạo thơ Geroge Orwell?” [“Did To Huu Plagiarize from George Orwell?”]. lên đông xuống đoài 3 March 2013. 1 Aug. 2013. <http://phamvuluaha.wordpress.com/2013/03/03/george-orwell/>.

Press Release for Chuyện ở nông trại [Animal Farm]. Nhã Nam. 2 March 2013.

Pynchon, Thomas. “Đường tới 1984” [“The Road to 1984”]. Trans. Dương Tường. talawas 2 June 2003. 1 Aug. 2004. <http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=1181>.

Rodden, John. “Fellow Contrarians? Christopher Hitchens and George Orwell.” The Kenyon Review 28.1 (2006): 142–65.

—. George Orwell: The politics of Literary Reputation. New Brunswick N.J: Transaction Publishers, 2002.

Quốc Việt. “Thuần túy văn chương và nhạy cảm chính trị” [“Literary Purism and Political Sensibility”]. talawas 17 June 2004. 1 Aug. 2013. <http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=2151>.

“talawas – Lời tạm biệt” [“talawas: A Farewell”]. talawas blog 2 Nov. 2010. 1 Aug. 2013. <http://www.talawas.org/?p=26665>.

Thế Thanh. “Chuyện sửa đổi Hiến pháp Súc sinh ở Trại súc vật: ‘Tôi đồng ý’” [“On the Amendment of the Brutes’ Constitution in Animal Farm: ‘I Agree’”]. pro&contra 24 March 2013. 1 Aug. 2013. <http://www.procontra.asia/?p=1983>.

Thế Uyên. “Tình dục trong văn chương Dương Thu Hương” [“Sexuality in Duong Thu Huong’s works”]. talawas 19 March 2007. 1 Aug. 2013. <http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9494>.

Tille, Anatoly. “Liên Xô – nhà nước phong kiến trá hình” [“The Soviet Union – a Feudal State in Disguise”]. Trans. Phạm Minh Ngọc. talawas 15 Nov. 2006. 1 Aug. 2013. <http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=8547>.

Trần, Doãn Nho. “Trở lại với George Orwell” [“Revisiting George Orwell”]. talawas 4 Aug. 2003. 1 Aug. 2013. <http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=1187>.

Trần, Mạnh Hảo. “Hoan hô nhà thơ Hữu Thỉnh và nhà văn Trung Trung Đỉnh đã đi cùng với Nhân Dân chống chế độ Độc Tài” [“Bravo for Huu Thinh the Poet and Trung Trung Dinh the Author who Go Side by Side with the People against Dictatorship”]. Dân Luận 8 March 2013. 1 Aug. 2013. <https://danluan.org/tin-tuc/20130308/hoan-ho-nha-tho-huu-thinh-va-nha-van-trung-trung-dinh-da-di-cung-voi-nhan-dan-chong>.

Trần, Văn Tích. “Trí tuệ của trí thức” [“The Wisdom of Intellectuals”]. talawas 1 Oct. 2008. 1 Aug. 2013. <http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=14372>.

Trúc Vân. “Những cuốn sách gây bức xúc của Nhã Nam” [“Nha Nam’s Controversial Books”]. PetroTimes 25 April 2013. 1 Aug. 2013. <http://petrotimes.vn/news/vn/
van-hoa-giai-tri-the-thao/nhung-cuon-sach-gay-buc-xuc-cua-nha-nam.html>.

Zelikow, Philip D. “Cuộc tự sát của Phương Đông? (1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản)” [“The Suicide of the East? 1989 and the Fall of Communism”]. Trans. Trần Ngọc Cư. talawas blog 10 Feb. 2010. 1 Aug. 2013. <http://www.talawas.org/?p=15728>.


[1] All quotations are translated from Vietnamese, but those originally in English will be restored. Also I would try to keep the stylistic and formatting choices (boldface, italics, capitalization…) in the original.

[2] The association of Orwell with the anti-Marxist/socialist/communist/totalitarianist stance was also found in most translated essays: Mikhail Magid, “George Orwell, drawing from the accounts of those surviving totalitarianism…”, Nadegda Kuznetsova, “The totalitarian party, or the Outer Party as called by George Orwell”; Anatoly Tille, “Some others, such as G. Orwell, who saw the disgusting aspects of the regime, thought socialism to be a disgusting society”; Alain Besançon, “G. Orwell remarked that many people became Nazi out of a justifiable horror when witnessing what communists did, and many became communist out of a horror when witnessing what Nazi did”; Milan Kundera, “Orwell’s 1984, the book that for decades served as a constant reference for antitotalitarianism professionals”. But it is hard to estimate to what extent translated essays are received, or even are read at all, if they are not quoted elsewhere, so I will just focus on Orwell’s evocation in Vietnamese writings, where apparently he has an organical existence in the writer’s consciousness. On the proactive dimension of Orwell, however, there are Thomas Pynchon on “Orwell’s politics… not only of the left, but to the left of left”; Kenzaburo Oe on Orwell’s liking for “decency” or humanism; Philip D. Zelikow on Orwell’s “Democratic Socialism” (inverted quotes in original].

[3] See for example, Arlen Blyum’s “George Orwell in the Soviet Union: A Documentary Chronicle on the Centenary of his Birth,” The Library 4.4 (2003): 402–16, and John Rodden’s “Soviet Literary Policy, 1945-1989: The Case of George Orwell,” Modern Age Spring 32 (1988): 131–39.

[4] The choice of the old or new name in book reviews and news is a contending point between the different circles. For that reason, I will use Animal Farm in quotations to indicate when the book is called by its own name, and Story on a Farm when the new name is used.

[5] The original titles are “关于国内对乔治·奥威尔研究的述评 —— 以20世纪50~90年代的研究为据” and “新世纪以来国内乔治·奥威尔研究综述”.

Kiều múa

Kiều đẹp nhất khi Kiều hóa dại. Lúc ấy Súy Kiều đủ lu mờ mọi Súy Vân: tóc nàng xõa tung, váy nàng bay tung, nàng lượn một vòng đầy sân khấu. Khán giả nín thở. Mình nhỏ một giọt nước mắt tí xíu.

Mười lăm năm chăm chút chỉ dành cho giờ phút này: cầm kỳ thi họa hoa thắm liễu xanh chỉ để đặt lên bàn cân cho vừa túi vàng trong tay gã buôn thịt. Thề non hẹn biển cũng chỉ dành cho giờ phút này: giờ phút đập bỏ câu thề. Nhạc giáng xuống sàn theo mái tóc Như Quỳnh xổ tung lời Nguyễn Du nén trong mấy câu sáu tám:

Duyên hội ngộ đức cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?
Để lời thệ hải minh sơn
Làm con trước phải đền ơn sinh thành!

Mười lăm năm về sau cũng chỉ gói gọn trong giờ phút này. Trong một cái dập đầu Kiều đã đốt cầu sau lưng, đã sập cửa, đã bước sang Kiếp Khác (C). Đấy là bến đò Styx, là cửa Luyện ngục, là mốc số 0 trên tia số, từ đó âm dương hoán đổi, từ đó chỉ có đi thẳng về phía trước, không đường quay lại. Từ đó về sau chỉ có một màu, sắc độ có khác nhau nhưng cơ bản là không thay đổi. Mười lăm năm lắm sự kiện, qua tay lắm người, xuống lên lên xuống hình sin, bày ra lắm chi tiết cho vui chứ cơ bản cũng chỉ là độc điệu. Bốn lần nhớ nhà, bốn lần đánh đàn được các sách trầm trồ phân tích chẳng qua là vẽ hoa vẽ lá, là countersign cho cái thời điểm yes ban đầu. Nhà phê bình truyền thống có thể vẽ ra cốt truyện dài thòng chi tiết. Nhà cấu trúc luận chỉ vỏn vẹn thế này:

lọt lòng >> 0 >> đứt ruột

Khốn nỗi Kiều mắc kẹt trong cốt truyện truyền thống. Là nhân vật, Kiều không được cái đặc quyền leo ra leo vào câu chuyện, như Lan Hương đã cho Nguyễn Du leo vào leo ra mấy bận, mỗi bận lại đổi áo làm Kim làm Thúc làm Từ. Nên Kiều chẳng thể nhìn về tương lai mà biết từ đó đến hết chỉ có một màu u ám hay còn màu a lơ canh nào khác, Kiều đành nhìn về quá khứ, mỗi lần lại counterđau lại cái thời điểm yes ban đầu, dù nỗi đau mỗi lần lại stale thêm một tí và khán giả xem Đạm Tiên múa đi múa lại một bài cũng ngán thêm một tí:

Xót thay chút nghĩa cũ càng
Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng

Kiều đối với người tình (miệng) một đêm nuôi một lòng trung thành đáng kinh ngạc, không thua gì lòng kẻ mất quê hương. Dù đã làm tròn bổn phận practical bằng cách đem Thúy Vân làm hình nhân thế mạng, Kiều vẫn sở hữu nó, cái tương lai ân ái possible mà Kim Trọng là hóa thân và biểu tượng, một cách tinh thần, một cách khăng khăng, một cách ám ảnh. Đã bước hẳn qua điểm số 0, Kiều vẫn ngoái lại mà nhìn cái trục số ảo lẽ ra có thể mọc ra từ điểm đó. Mặt khác, chính nhờ có Thúy Vân làm hình nhân thế mạng mà Kiều mới có thể yên tâm sở hữu tinh thần như thế, và lại một cách trong sạch và trinh bạch nữa, vì chẳng ai có thể đổ tội cho Kiều mưu toan quay về đòi lại thời gian đã mất, một khi đã yên tâm mường tưởng “Duyên em dù nối chỉ hồng – Rồi ra khi đã tay bồng tay mang”.

Như mọi kẻ exile của thời đại cũ (phi internet), Kiều chỉ có thể khắc khoải ngóng tin quê bằng tưởng tượng, hoặc thi thoảng bằng tin tức chớp tắt đã quá outdated qua vãi Giác Duyên. Như mọi kẻ exile của thời đại cũ, Kiều ngóng quê qua biểu tượng, và qua trí tưởng tượng phóng đại nốt ruồi duyên mà lờ đi vết rỗ hoa. Như mọi kẻ exile của thời đại cũ, khi trở lại… Mà, đã thành quy luật, mọi kẻ exile đều mơ ngày trở lại, dù có bất khả đến đâu, dù án chính trị trên đầu, dù da mồi tóc bạc, dù là nắm xương tàn. Còn Kiều có mơ không? Với tất cả những lần countersign qua năm cuộc kiệu hoa và hai lần vợ khắp người ta?

Té ra là có.

Gần hết án mười lăm năm, dù Kiều vì là nhân vật và vì án không tuyên trước tòa nên chẳng thể biết là gần hết, Kiều gặp một nấc đường dù chẳng đưa quay ngược trở lại mốc ban đầu, nhưng cũng có thể đi tiếp thong dong êm ả hơn trước. Kiều gặp Từ Hải, lần đầu được làm kẻ ngồi chứ không phải làm thằng lạy, lần đầu có người nắm tay giữa công chúng, gọi chính danh. Lần đầu sau mốc số 0, Kiều múa đẹp, dù đẹp giống hồ ly (chứ làm sao còn được lả lướt ngây thơ như thuở xuân xanh xấp xỉ). Từ Hải không chỉ là công cụ cho Kiều lại có một thứ từa tựa như identity, mà còn là công cụ cho Kiều, và Nguyễn Du, gút lại mọi loose end lòng thòng từ đầu đến giờ. Thằng cần chém đem chém, thằng muốn chém nhưng không chém được thì miễn cưỡng tha, nhưng cũng chém gió ngang tai. Chuyện đã có thể đến đó là dừng, happy ending, màn hạ.

Nhưng còn một cái loose end rất to mà Kiều lờ bẵng bằng băng. Cũng đừng nói vì Kiều ngại ngùng Từ Hải: nếu không sức mấy nói câu “há dám phụ lòng cố nhân” với Thúc? Nếu Kiều không chớp ngay cơ hội mà gút, thì thẳng thắn với nhau, đấy là vì Kiều không muốn gút. Kể ra exile rồi cưỡi xe tăng nước mới về lại quê cũ cũng có hơi chối. Tưởng tượng binh mã nhà Từ tới mời Kim đến, hai người nhìn mặt sẽ nói gì? Thế nên dù Từ có ngỏ lời rộng rãi, Kiều vẫn lần lừa, ngồi góc trời năm năm chẳng thấy ỏ ê cửa nhà gì sất. Nhưng lại nữa, chẳng phải Kiều đã tuyệt tình với mốc số 0. Kiều xúi Từ vào chỗ chết suy cho cùng cũng chỉ vì fantasy “Dần dà rồi sẽ liệu về cố hương”. Vậy chẳng phải Kiều chẳng muốn về, Kiều chỉ chẳng muốn về mang passport mới. Lòng Kiều còn năm bè bảy bối, thì trách gì trời chẳng biết đằng nào mà chiều? Rốt cuộc cũng như ý, Kiều chẳng về cùng Từ Hải, mỗi tội cũng chẳng được “ngôi mệnh phụ đường đường” mà vểnh râu với em rể mới như mình tưởng.

Từ đã mở nhánh rẽ cho Kiều thoát hẳn giấc ám ảnh của kẻ exile, Kiều đã chặt nốt cầu này trước mặt. Cái loose end cuối cùng cũng được gút, Kiều cũng có closure, chưa cần chết ba năm cũng được quay đầu về núi. Mỗi tội lúc này, khi giấc mộng hiện thành rồi, Kiều mới nhận ra chẳng phải cứ technicolor là hơn đen trắng. Trong những hoài niệm ly hương, Kiều chẳng thấy ông quan bụng phệ vợ đàn con đống nằng nặc đòi consummate, cũng chẳng thấy cả gia đình rình rập chờ nghe chuyện động phòng của ông quan bụng phệ cùng cô điếm nghỉ hưu non. Vậy như mọi kẻ exile thời đại cũ, khi trở về thì chỉ thấy cao ốc đã mọc lên ép bẹp nếp nhà xưa, qua năm bảy lần đảo chính chẳng ai còn nhớ tên mình, chẳng ai đọc ra cái lon trên vai, mà vai áo cũng đã sờn, bạc như râu trên miệng. Đành ngậm ngùi ngửa đầu than một câu rồi lẽo đẽo lên đường ly hương tiếp, lần này còn buồn chán gấp tỉ lần vì có nhìn mãi về gốc số 0 cũng chẳng thấy có gì mong đợi trở về. May Nguyễn Du khôn ngoan kết thúc ở đây bằng một bài mô ran rất ư hàm hồ, vẫn được khán giả vỗ tay vì kết thúc kiểu gì cũng đáng hoan nghênh cả. Làm thế nào Kiều sống sót được qua từng ấy năm không rõ số trước mắt, đấy là việc của Kiều. (Anh Ngọc từng tương thêm một câu, “Rốt cuộc, Kiều chẳng có chồng, cũng chẳng có con, chỉ có mỗi mớ danh từ tuyệt đẹp.”)

Nhưng vẫn còn một điều khiến mình băn khoăn.

Đấy là cái khoảng thời gian không xác định, chẳng rõ vài ngày hay vài tháng, từ khi Giác Duyên vớt được người trôi sông dưới Tiền Đường cho đến khi Giác Duyên vấp phải cả nhà Kiều hì hụp cúng bái bên sông. Sự xuất hiện arbitrary của Hồ Tôn Hiến sau 5 năm yên ổn chẳng có sự vụ gì thì rõ là on cue, để nhắc Từ Hải đã sắp hết giờ allot cho Kiều trên sân khấu. Sự xuất hiện của Giác Duyên thì bớt artificial hơn một tí, chẳng gì bà cũng đã cài cắm bên sông tự thuở nào, chỉ đợi rước Kiều thẳng từ tay Hồ Tôn Hiến. Nhưng thời gian dừng chân của Kiều ở thảo am, có phải chỉ để tiêu nốt vài ngày thừa trong 15 năm còn lại, như khi lớp học tan sớm đứa trẻ quẩn quanh ở phòng bảo vệ chờ bố mẹ vượt tắc đường?

Hay chính quãng thời gian ấy mới là khi, yên ổn eventless đến nỗi Nguyễn Du chẳng có gì để kể, lần đầu tiên Kiều được thanh thản rũ bỏ những identity khó chịu bên ngoài, vợ chung, vợ chạ, vợ giấu, vợ lẽ, vợ thổ phỉ, chính chúng nó tạo ra áp lực phải bám chằng chằng lấy cái identity đẹp đẹp bên trong, vợ tinh thần của chàng thư sinh thơm nức, lần đầu tiên Kiều được giải phóng khỏi những lo lắng mơ hồ và chờ đợi ở thì tương lai gần – bao giờ thì Thúc sinh về? bao giờ thì Từ Hải chiến thắng hay bị chặt cổ? bao giờ thoát khỏi đây, trong số nửa tá cái “đây”? – giải phóng hoàn toàn khỏi thời gian, chỉ biết gió trăng mát mặt muối dưa chay lòng, triều dâng hôm sớm mây lồng trước sau, chẳng deadline, chẳng đòi hỏi, chẳng tạo dựng bản thân để bày ra trước mắt người đời. Đấy mới là khi, dù đủ trí tuệ để xem xét lại mười lăm năm dập vùi cùng những giấc mơ mãi chỉ là giấc mơ hay không, Kiều được thoát ra khỏi gọng kìm tâm lý của những chữ quê-hương, chữ bản-thể, chữ người-lạ, của cái lẽ-ra-phải-có và cái vẫn-còn-có-thể, mà chỉ cần cái sadna, cái lúc-này, mà cũng chẳng phải là cần nữa, mà chỉ , chỉ tự nhiên nhi nhiên? Và cần bao lâu để nhận ra như thế? Và đấy lại là một mốc số 0′, hay là tiệm tiến dần dần qua thời gian, và đến một sáng tỉnh dậy, Kiều chợt nhận ra (hoặc không cần nhận ra) mình đã bước qua mốc ấy từ rất lâu rồi? Nếu nhà Kiều đến sớm một ngày, liệu có vô ý chặn đường Kiều trước mốc ấy, đẩy Kiều ngược lại những giấc mơ vô ích và vô tích sự, rồi ra Kiều sẽ về, hoan hỉ tái ngộ Kim vì nghĩ mình cần hoan hỉ, thuận lòng chung chăn gối vì nghĩ mình muốn thế, cả đời từ đó về sau hạnh phúc vì nghĩ mình đang hạnh phúc? Chứ không phải phát sốt phát rét năn nỉ Kim, đừng đụng vào em, như thế này. Toàn bộ những chuyện đó thì Nguyễn Du không nói, chắc vì thiếu hấp dẫn kịch tính, hoặc cũng có thể vì ông cáo già.

Cho nên Kiều về nhà lập am cho vãi Giác Duyên đã bỏ đi mất tích, nhưng chắc là để thi thoảng, khi nào stress quá vì những chuyện đã không còn màng tới xung quanh, đàn con của Thúy Vân mắn đẻ, những nhức óc quan trường của Kim, và chính trị gia đình nói chung khi có anh chàng ở rể, nàng lại viện cớ “nặng vì chút nghĩa bấy lâu” mà lẻn lên am tụng kinh gõ mõ. Kiều về “nhà” lại là bắt đầu một chuyến exile mới, vĩnh viễn, may lần này, lối ra ở ngay trong mình.

Cho nên Lan Hương cắt nốt những lằng nhằng đó mà cho Kiều lên ngồi tòa sen đội khăn phật bà là vừa hiểu ý vừa nhân đạo. Còn bọn nhà báo hay giảng viên Cơ sở văn hóa Việt Nam chê bôi dẻo mỏ, là loại sang đến Gia Nã Đại rồi còn mò đến đại sứ quán đốt cờ.


Viết đoạn này trong lúc nghe Hồng lâu mộng OST, càng thêm thảm thê thê thảm. Lại thêm một con nhỏ outsider, étranger, năm tuổi đã lên thuyền đi ở đậu.

Lúc nhạc tắt, ngoài chợ vang lại tiếng hai bà bán thịt chửi nhau.

(Bối cảnh. Công nhận có mỗi rì viu trên báo Đảng là hợp ý mình.)