Yeats, Cathleen ni Houlihan (1902)

William Butler Yeats (13-6-1865 – 28-1-1939, Nobel 1923) trước khi trở thành ông lớn trong thi ca Anh ngữ và thế giới đã bắt đầu bằng sưu tầm truyện cổ và thi ca dân gian Ireland để xây nên và nuôi dưỡng sáng tác của mình. Được trao giải Nobel vì thơ ca, nhưng ông còn được tôn vinh vì kịch; và các hoạt động sân khấu của nhóm ông tại nhà hát Abbey đã đóng một vai trò lớn trong việc thổi bùng tình cảm dân tộc của những người Ireland lúc ấy còn sống dưới ách cai trị Anh quốc, để khi Ireland giải phóng sau một “cuộc cách mạng của các nhà thi sĩ”, ông cũng giữ một vị trí văn hóa trong chính quyền tự chủ đầu tiên của đất nước thời hiện đại.

Cathleen ni Houlihan, hình tượng Mẹ Ireland trong truyền thuyết, được ông dựa vào để viết vở kịch đơn giản nhưng nhiều ý tứ, ngấm ngầm cổ vũ thanh niên Ireland. Maud Gonne, người đóng vai chính trong đợt công diễn đầu tiên, và là người Yeats si mê suốt nhiều năm ròng, là một nhà hoạt động nổi tiếng trong giới cách mạng thời đó.

Dịch theo văn bản và các dị bản trong The Variorum Edition of the Plays of W. B. Yeats, Russell K. Alspach biên soạn, Macmillan, 1966. Vì không có Phu nhân Gregory giúp đỡ nên lời dịch lời thơ chưa đủ quê kiểng, mong độc giả lượng thứ và góp ý không gạch đá.

(Bản full ở bên phía Zzz Blog.)

Yeats – The Words upon the Window Pane

Một phòng nhà trọ, ghế bành, trước mặt đặt cái bàn nhỏ, ghế đẩu xếp hai bên. Lò sưởi, cửa sổ. Ấm nước trên bếp, mấy món đồ trà trên bàn nước. Đằng sau, lui về bên phải có một cái cửa. Đằng sau cửa nhìn thấy được sảnh vào. Tiếng gõ cửa. Miss Mackenna đi qua cửa, trở vào, dẫn theo John Corbet, một chàng trai độ 22-23 tuổi, và bác sĩ Trench, một người đàn ông quãng hơn 60.

BÁC SĨ TRENCH (đứng trong sảnh) Xin phép giới thiệu với cô ông John Corbet, thuộc gia đình Corbet ở Ballymoney, tuy hiện tại là một sinh viên Cambridge. Đây là Miss Mackenna, người thư ký rất nhiệt tình của chúng tôi. (Họ đi vào phòng, cùng cởi áo khoác.)

MISS MACKENNA  Tôi nghĩ tốt hơn hết là tự dẫn các ông vào. Đất nước này vẫn còn khá tăm tối trung cổ, coi thông linh học là một chủ đề đưa chuyện đàm tiếu không xứng đáng tí nào. Đưa tôi áo khoác và mũ các ông, tôi sẽ cất trong phòng tôi. Chỉ ở ngay bên kia sảnh thôi. Các ông ngồi xuống đi, chắc đồng hồ các ông chạy nhanh đấy. Bà Henderson đang nằm nghỉ, bao giờ trước khi áp vong bà cũng nằm thế. Phải đợi mười phút nữa mới bắt đầu cơ. (Cô mang áo và mũ đi ra)

Continue reading “Yeats – The Words upon the Window Pane”